Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bia Sài Gòn tiếp sức thoát nghèo


Công ty Bia Sài Gòn sẽ ủng hộ 250 triệu đồng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “101 cách thoát nghèo” do Đài truyền hình Quảng Ninh tổ chức.


Đây là một trong hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Tôi yêu Hạ Long 2014” do Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi sự kiện của Carnaval tỉnh Quảng Ninh 2014.





“Tôi yêu Hạ Long” cũng hứa hẹn là một chương trình nghệ thuật được mong đợi nhất trong khuôn khổ lễ hội thường niên chào đón mùa du lịch của TP. Hạ Long. Chương trình có sự góp mặt của nhiều ca sỹ đang được yêu thích hiện nay như Hồ Quỳnh Hương, Uyên Linh, Trấn Thành, Phương Linh, Noo Phước Thịnh, Đinh Hương, nhóm MTV,…






Không chỉ tài trợ cho các hoạt động Carnaval Quảng Ninh, Công ty bia Sài Gòn còn còn là đơn vị tích cực trong việc tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần cải thiện cuộc sống cho những người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Ninh nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung.

Anh Vũ





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/S0gMzC

Hàng loạt tiệm vàng ở TP.HCM lắc đầu với đô là vì... sợ


Những ngày qua, dư luận tại TP.HCM ngày càng quan tâm đặc biệt đến một tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh với 559 cây vàng bị Cảnh sát kinh tế quận niêm phong sau hơn 10 giờ khám xét.


Lý do khiến tiệm vàng Hoàng Mai đối mặt với cơ quan chức năng và các vướng mắc pháp lý là đổi 100 USD cho một vị khách hồi trưa 24/4. Lập tức, có gần 20 nhân sự thuộc Cảnh sát kinh tế ập vào.


Sau gần 72 giờ, số phận 559 cây vàng tiếp tục bị cầm giữ hay trao trả tiệm vàng Hoàng Mai vẫn chưa ngã ngũ. Việc kinh doanh của đơn vị này theo đó cũng “lình xình”. Còn bà chủ thì nhập viện bởi tình trạng bấn loạn vì lo lắng.


Lẽ ra, hành vi đổi đô la tại tiệm vàng Hoàng Mai là vi phạm quy định hiện hành nên bị xử lý sẽ trở nên bình thường nếu không diễn ra chuyện “lạ”: đổi 100 USD bị niêm phong 559 cây vàng.


Hàng loạt tiệm vàng ở TP.HCM lắc đầu với đô là vì... sợ - Ảnh 1


Nhiều tiệm vàng ở TPHCM đang xem khách đổi dollar là "người giăng bẫy".


Chính chuyện “lạ” này khiến các tiệm vàng nhỏ lẻ trên địa bàn TPHCM mấy ngày qua “dị ứng” với khách đổi ngoại tệ.


“Ai mà biết cái bẫy được giăng ra lúc nào. Thôi dẹp chuyện đổi “đô” cho đời nó lành”- chủ một tiệm vàng ở Q.5 nói với các thân hữu cùng nghề khi nhấp nháp cà phê sáng 27/4.


Theo quy định hiện hành, các tiệm vàng đổi ngoại tệ là trái phép. Song, thói quen kinh doanh và sự hạn chế thực thi quy định này khiến việc đổi ngoại tệ dần trở nên bình thường sau một thời gian ngắn các tiệm vàng “chùn tay”.


Sau vụ tiệm vàng Hoàng Mai gặp “thảm cảnh kinh doanh” chỉ bởi đổi 100 USD, giới chủ tiệm vàng đành lắc đầu trước hấp lực của tờ tiền xanh.


Nếu xem lối “đánh án” của Cảnh sát kinh tế quận Bình Thạnh đối với tiệm vàng Hoàng Mai là “cú đột phá” trong nỗ lực chấn chỉnh vấn nạn đổi ngoại tệ ngoài ngân hàng, thì dường như đã thành công.


Song, cái giá phải trả cho “cú đột phá” này thực khó đo lường bởi vấn đề lạm quyền của cơ quan chức năng đang được dư luận đặt ra.


Trong những ngày tới, Chủ tịch quận Bình Thạnh cùng các thuộc cấp của mình sẽ trở thành những người tiên phong trên địa bàn TP.HCM có lối giải quyết triệt để vấn nạn đổi ngoại tệ, hay phải biện giải với dư luận vấn đề này?


Theo Gia đình & Xã hội


Xem thêm video clip: Lo lắng việc thu gom chuối xuất sang Trung Quốc





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1fjChWw

Lai Châu: Cầu tạm Chu Va 6 bị nước lũ cuốn trôi


Trao đổi với PV, ông Bùi Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường, kiêm Trưởng Ban phòng chống lũ bão huyện xác nhận sự việc này. Theo đó, nhận tin báo của nhân dân và chính quyền địa phương, huyện Tam Đường đã cử đoàn công tác xuống địa phương cùng nhân dân khắc phục sự cố, đồng thời huy động bà con dân bản dùng gỗ làm cầu tạm khi nước suối rút.




Xây dựng cầu tạm Chu Va 6.


Một số người dân bản Chu Va 6 cho biết, do mưa lớn, nước lũ từ đầu nguồn chảy về khiến cầu tạm Chu Va 6 được xây dựng hồi cuối tháng 2 bị lũ cuốn trôi còn trơ lại thép ở các trụ cầu vào rạng sáng 27-4. Do cầu bị trôi nên môt số người dân đã liều mình đi trên cây cầu gần như bị sập hoàn toàn trước đó để ra khỏi bản.


Cầu tạm Chu Va 6 do Phòng Công Thương huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công chính là Công ty TNHH Phú Hưng. Cầu được thiết kế là cầu cứng 2 mối trụ làm bằng rọ thép, có nền đường 2 mét. Kinh phí làm cầu hơn 100 triệu đồng được thi công ngay sau khi cầu treo Chu Va 6 bị sập.


Sau 2 ngày cầu treo bị sập khiến 150 hộ dân bản Chu Va 6 bị cô lập, các ngành chức năng tỉnh Lai Châu đã tiến hành xây dựng cây cầu tạm này, sau gần 3 ngày thi công cây cầu đã hoàn thành, giúp thông thương bản Chu Va 6 với các vùng lân cận.


Trước đó, như báo chí đã đưa tin, vào lúc 8h30 sáng 24-2 tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xảy ra vụ sập cầu treo Chu Va 6 trong lúc đưa đám tang khiến 8 người chết, 36 người bị thương.





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1isioqC

Đám cưới đồng tính trong khu nhà trọ


Đến tối 26/4, người dân Bình Phước vẫn chưa ngớt bàn tán về đám cưới đồng giới tính tổ chức chiều cùng ngày tại một nhà trọ ở xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài. Ngoài 250 thực khách là những người thân, hàng xóm của “chú rể” và “cô dâu”, đám cưới còn có trên 70 người là dân đồng tính từ nhiều nơi đến tham dự.


“Pê đê mà lấy vợ cái gì!”


Đôi “uyên ương” trong đám cưới này là Đào Lê Đức Nghị (SN 1984, ngụ thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) và Nguyễn Công Luận (SN 1995, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài). Theo “chú rể” Nghị, đầu năm 2012, trong một lần dự đám cưới người bạn, khi lên sân khấu hát giúp vui, anh “kết” Luận rồi 2 người cho số ĐTDĐ của nhau. Khoảng 2 tháng sau, cả 2 về ở chung nhà trọ của Nghị tại ấp 1, xã Tiến Thành.











“Chú rể” Đức Nghị (bên trái) và “cô dâu” Công Luận chụp ảnh trước ngày cưới. Ảnh: Studio Kimvietxinh cung cấp.

“Chú rể” Đức Nghị (bên trái) và “cô dâu” Công Luận chụp ảnh trước ngày cưới. Ảnh: Studio Kimvietxinh cung cấp.



Tiếp xúc với phóng viên, Nghị cho biết mình là con trai út trong gia đình có 9 anh chị em. Mọi người trong nhà đều bình thường, riêng Nghị thì khi mẹ già thúc giục kiếm một cô gái nào đó để tìm hiểu rồi lập gia đình, anh phán: “Pê đê mà lấy vợ cái nỗi gì”! Từ năm 16 tuổi, Nghị đã rời gia đình đến làm công nhân ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo Nghị, khi nghe anh cưới người cùng giới tính, gia đình không ai phản đối gì cả.


Trong khi đó, Luận là con út trong gia đình có 2 anh em. “Lúc mới quen, em đưa anh Nghị về nhà ra mắt. Cha mẹ em cũng phản đối nhưng sau đó thì không ai nói gì nữa. Vài tháng sau, em đến sống chung với anh Nghị ở nhà trọ” - “cô dâu” cho biết.


Khi chúng tôi thắc mắc 2 người cưới nhau sẽ sinh sống thế nào, chuyện con cái ra sao…, Nghị tâm sự: “Khi người ta biết chuyện dị nghị, lúc đầu tụi em cũng mặc cảm nhưng nghe riết rồi cũng quen. Tới đây Quốc hội sẽ họp, không biết có công nhận kết hôn đồng tính hay không? Việc này giới tụi em rất quan tâm”.











Thùng đựng thiệp khách tới dự cưới

Thùng đựng thiệp khách tới dự cưới



Nghị cho biết sau đám cưới, “vợ chồng” anh tiếp tục bán bún riêu trước Trường Trung cấp Y tế tỉnh Bình Phước. “Mỗi ngày tụi em bán 2 ca, lời khoảng 700.000 - 800.000 đồng. Tụi em sẽ đổi tên quán thành “Bún riêu Pê đê” để mọi người dễ nhớ... Sau này, vợ chồng em sẽ liên hệ bệnh viện để xin con nuôi và chỉ xin con gái” - Nghị thổ lộ.


Khó ngăn chặn, xử phạt


Hàng trăm người hiếu kỳ đã tới xem đám cưới có một không hai lần đầu tiên tổ chức tại thị xã Đồng Xoài này.


Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Trưởng Văn phòng Luật Giải Phóng, nhìn nhận: “Hiện Quốc hội còn đang thảo luận có nên cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính hay không. Có nhiều quan điểm không ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến ủng hộ. Riêng với tôi, kết hôn giữa những người đồng tính là một nhu cầu tất yếu. Nó tồn tại và phát triển một cách tự nhiên, có cấm đoán thì cũng không được”.











Hôn nhân đồng tính chưa được pháp luật công nhận nhưng cũng không xử phạt được ?

Hôn nhân đồng tính chưa được pháp luật công nhận nhưng cũng không xử phạt được ?



Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, pháp luật hiện chưa cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN-GĐ) năm 2000 nghiêm cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Theo điều 8 Luật HN-GĐ, “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Việc 2 người cùng giới tính đăng ký kết hôn tại cơ quan chức năng chắc chắn không được chấp nhận, nên hành vi kết hôn giữa họ không xảy ra. Vì thế, Nghị định 110/2013 thay thế Nghị định 87/2001 đã bỏ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kết hôn đồng tính do không thể xảy ra trên thực tế.


Luật sư Hậu cho biết pháp luật hiện chỉ nghiêm cấm hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm, không quy định xử phạt việc 2 người đồng tính tổ chức cưới nhau. Vì vậy, khi có lễ cưới của những người đồng tính thì chính quyền địa phương cũng không thể can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, chỉ có thể vận động, thuyết phục họ dừng việc này.


Còn nhiều tranh cãi


Theo bà Nguyễn Thị Lưu Ly, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 6, TP.HCM - khi góp ý dự thảo Luật HN-GĐ sửa đổi, quan điểm của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp là không chấp nhận kết hôn đồng tính vì nó trái tự nhiên, không bảo đảm chức năng của gia đình là duy trì nòi giống, chưa kể nhiều hệ lụy sẽ phát sinh.


Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết nhiều ý kiến của các nhà làm luật cũng không đồng tình với việc sửa đổi Luật HN-GĐ theo hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính. “Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng không nên khuyến khích mối quan hệ này phát triển; Luật HN-GĐ không nên sửa đổi theo hướng chấp nhận hôn nhân đồng tính” - ông nhìn nhận.





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1rCzcTg

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả nợ niềm tin cho dân


Với đề xuất sửa chữa mặt cầu Thăng Long với chi phí hơn 300 tỉ đồng của Tổng cục Đường bộ, ông Thăng bác thẳng thừng và cho rằng không phù hợp, gây lãng phí. Ông Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ đưa ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm nhất để sửa triệt để mặt cầu, ổn đinh khai thác lâu dài.


Bộ trưởng Đinh La Thăng trả nợ niềm tin cho dân - Ảnh 1


Bộ trưởng đưa ra những quyết định dứt khoát, quyết liệt, rất được dư luận ủng hộ.


Không chỉ bác đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu đề xuất phương án này. Có nghĩa là, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ rất yếu kém, đưa ra một phương án thiếu tính toán, không khoa học và tốn kém. “Nghiêm khắc rút kinh nghiệm” là một câu rất nặng mà từ trước đến nay, ít khi một bộ trưởng dùng để “mắng” quan chức cấp tổng cục trưởng.


Đối với ngài Cục trưởng Cục Đường sắt, nhiều người cho rằng ngài phát biểu linh tinh nên làm cho bộ trưởng nổi giận. Nhưng có lẽ không, câu nói “Chúng tôi làm được nhiều việc cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên” chỉ là giọt nước làm tràn ly để Bộ trưởng Thăng đưa ra quyết định tạm đình chỉ.


Bởi vì tại nhiều cuộc họp trước đó, chính ông Thăng đã công khai chỉ ra hàng loạt yếu kém của ngành đường sắt như tự coi mình là một bộ, ngồi chờ sung rụng, ngành đường sắt yếu kém mà lãnh đạo đánh golf nhiều hơn ngành hàng không…


Ai đó cho rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng mất bình tĩnh, vội vàng ra quyết định thì chưa đúng.


Nhìn lại những việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm thời gian qua, cho thấy ông tỏ ra sốt ruột vì những điều mà ngành giao thông chưa làm được. Xin nhắc lại lần nữa câu nói của ông Thăng tại buổi khai mạc cuộc thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ: “Ngành giao thông còn nợ dân rất nhiều, cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa”. Biết đang nợ dân nhiều và nói ra điều đó tưởng cũng không phải ai cũng nói được.


Ông Thăng biết dân đang đòi nợ, ông thúc ráo riết cấp dưới làm việc hiệu quả để trả món nợ cho dân. Cho nên, cùng với niềm hy vọng những công trình giao thông đường bộ, đường sắt hiện đại được trả tới tay, người dân có thể thấy được Bộ trưởng Đinh La Thăng đang trả lại niềm tin bằng những quyết định vừa qua của ông.


Theo Laodong.com.vn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/RW405b

Bệnh nhân sởi viện Nhi đã không còn phải nằm ghép


Ngày 25/5, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát lại công tác điều trị sởi tại 3 bệnh viện trung ương, đồng thời xuống thăm, động viên y bác sĩ, bệnh nhân, gia đình các bệnh nhân đang chống chọi với bệnh này.


Theo Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, so với 10 ngày trước khi Bộ trưởng đến kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống, điều trị sởi tại chính Bệnh viện Nhi Trung ương thì ngày 25/5, lượng bệnh nhân vào khám ở bệnh viện này đã giảm quá một nửa.


Nếu 10 ngày trước, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 2.500-3.000 bệnh nhân vào khám thì hiện chỉ còn khoảng 1.500 ca. Trước bình quân ngày tiếp nhận 30 bệnh nhân sởi mới thì nay số bệnh nhân sởi mới nhập viện mỗi ngày là 5-7 ca, hầu hết là bệnh nhân nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Toàn viện hiện còn 307 ca sởi đang điều trị, hoàn toàn không còn tình trạng nằm ghép, số tử vong do sởi, liên quan đến sởi giảm mạnh.


Đa phần người dân đã đưa trẻ đến khám tại các phòng khám gia đình, bệnh viện thành phố.











Nhập mô tả cho ảnh
Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát tại 3 bệnh viện trung ương đồng thời xuống thăm, động viên y bác sĩ, bệnh nhân, gia đình các bệnh nhân đang chống chọi với bệnh này.

Tương tự, tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện còn 75 bệnh nhân sởi đang điều trị nhưng chỉ có 28 trường hợp là bệnh nhi. Tình trạng nằm ghép không còn, không có bệnh nhân phải thở máy, các ca sởi nhẹ đều được hướng dẫn chuyển xuống bệnh viện Đống Đa – là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện này để điều trị.


Còn tại khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân sởi tiếp nhận mới, số ca nặng đang điều trị vẫn ở mức cao nhưng tình trạng quá tải đã giảm. Toàn khoa hiện còn 70 bệnh nhân sởi, 6 ca nặng đang phải thở máy.


PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, tại khoa hiện đang điều trị cho 110 bệnh nhân, trong đó có 70 ca sởi, trong khi khoa chỉ có 50 giường. Khoa sẽ bố trí tăng cường dùng phòng hội trường khoa để kê thêm 20 giường cho trẻ nằm điều trị.


Số mắc sởi tại các địa phương có xu hướng giảm


Ngày 25/4, Cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) cho biết, cả nước ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sởi xác định trong số 210 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 25 tỉnh, thành phố.








Nhập mô tả cho ảnh

Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 3.647 trường hợp mắc sởi xác định trong số 10.227 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 125 trường hợp nặng xin về và tử vong.


Trong ngày cũng đã có hai trường hợp tử vong có liên quan đến sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và bổ sung hai trường hợp tử vong có liên quan đến sởi tại Bệnh viện Bạch Mai (trong đó có 1 trường hợp tử vong ngày 15/2 và 1 trường hợp tử vong ngày 18/4). Số trẻ đến khám tại các bệnh viện tuyến trung ương đã giảm rõ rệt, tuy nhiên số bệnh nhân nhập viện mới thường là những bệnh nhân nặng.


Theo thống kê, đến nay số trường hợp sốt phát ban nghi sởi và số mắc sởi xác định tại các địa phương tiếp tục xu hướng giảm. Tỷ lệ tiêm vắcxin sởi tại các tỉnh tiếp tục được nâng lên do các tỉnh tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vét vắcxin sởi.


Hiện còn 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm vét vắcxin sởi thấp dưới 50% gồm An Giang, Tiền Giang, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An.


Theo Zing





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1nvlW3p

Đường ống nước sạch sông Đà lại vỡ, người dân mất nước


Theo ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex, khoảng 22h ngày 25/4, trong quá trình đi tuần tuyến ống, tổ công tác phát hiện tại km26+600 trên Đại lộ Thăng Long (xã Núi Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị rò rỉ nước. Khi đào lên, phát hiện đường ống bị vỡ nhỏ. Ngay khi phát hiện chúng tôi đã khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố trong đêm. Đến trưa 26/4, hầu hết nước đã được cấp trở lại cho các hộ dân.


Ngay trong sáng nay, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình thuộc Bộ Xây dựng đã xuống hiện trường kiểm tra, nguyên nhân chính xác, cụ thể sẽ được thông báo sau.











Nhập mô tả cho ảnh

Vị trí xảy ra sự cố lần thứ 6 của đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội vào tối qua.



Trước đó, ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ký quyết định yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng và làm rõ nguyên nhân sự cố của hệ thống đường ống dẫn nước sạch Sông Đà về Hà Nội trước việc hệ thống đường ống này liên tục vỡ trong thời gian vừa qua, khiến hàng chục nghìn hộ dân Hà Nội không có nước sinh hoạt. Thời hạn hoàn thành các công việc kiểm tra, đánh giá và làm rõ nguyên nhân trước ngày 30/5/2014.



Mới đây nhất, khoảng 14h ngày 1/4, tại vị trí km 22+660 (thuộc đại phận huyện Thạch Thất- Hà Nội), tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà về Hà Nội bị vỡ.


Trước đó, khoảng 10h sáng 21/11/2013, đường ống nước sông Đà trên Đại lộ Thăng Long, tại km 27, xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội bị vỡ. Khoảng hơn 70.000 hộ dân (tương đương 280.000 người) thuộc các quận: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa,... đã bị mất nước sạch. Chiều 16/12/2013, đường ống dẫn nước sạch này tiếp tục bị vỡ.






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1rvYEdc