Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bộ Tài chính đề xuất giảm lương 'phản cảm lắm'


Ngày 29/9, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2013, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết lũy kế đến hết tháng 9/2013, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 543.835 tỉ đồng, bằng 66,6% dự toán. Đáng lưu ý, hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so với dự toán, như: Thuế Giá trị gia tăng đạt 65,5%, Thuế Thu nhập doanh nghiệp (DN) đạt 57,9%, Thuế Thu nhập cá nhân đạt 67,2%...


Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đến hết tháng 9/2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán nhưng chủ yếu là địa phương có số thu nhỏ. 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu nhưng gồm nhiều địa phương trọng điểm như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…


Cũng theo ông Dũng 7 tháng đầu năm, số DN có kê khai thuế VAT 21,3%; thuế Thu nhập DN chỉ có 25% DN báo lãi.


Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách năm 2014, người đứng đầu ngành Tài chính đề xuất nhiều giải pháp và đề nghị Chính phủ cho cơ chế điều hành đặc biệt.



Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9-2013.


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết trong các biện pháp cân đối ngân sách Bộ Tài chính có đề xuất giảm 100.000 đồng lương cơ bản trở lại mức 1.050.00 đồng từ tháng 1/2014 bằng mức trước tháng 5/2013. “Tính đến hết tháng 12 này, lương mới tăng được 7 tháng mà đầu năm tới đã giảm thì phản cảm lắm. Tôi không ủng hộ phương án này” - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói thẳng.


Phó Thủ tướng gợi ý Bộ Tài chính biện pháp là phải rà soát để tăng thu các nguồn khác, cắt giảm chi thường xuyên 2.000 tỉ đồng.


Đồng tình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: “Không thể giảm lương, nhất là GDP vẫn còn tăng mà đi giảm lương thì gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn”.


Kết luận về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thống nhất không được giảm lương. “Trong 3 năm qua lương tăng được 30-35% nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng tương đương mức này. Đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nếu còn giảm lương thì càng thêm khó khăn” - Thủ tướng nhấn mạnh.


Bày tỏ sự không đồng ý con số thuế Thu nhập DN mà Bộ Tài chính báo cáo còn khiêm tốn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính phải rà soát, tránh việc “té nước theo mưa” vì thực tế DN có lãi khó thấp hơn mức 30-35%.


Góp ý tăng nguồn thu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thẳng thắn nhận xét việc thất thu có phần do lơi lỏng và cán bộ ngành thuế cấu kết “liên kết” với DN ăn bớt thuế. “Bộ tôi đi mua mấy chục cái máy vi tính họ nói thẳng luôn các anh cần hóa đơn VAT một giá, không hóa đơn một giá, mà thuế là 10%. Rồi cán bộ thuế nói thẳng với DN “tôi tư vấn cho anh chia đôi mỗi người nửa”. Hai khoản này gây thất thu thuế rất lớn” - ông Thăng nói.


Mặt khác theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải thì trong bối cảnh ngân sách khó khăn, đề nghị điều hành ngân sách theo phải thích nghi hoàn cảnh “thu bao nhiêu chi bấy nhiêu”. Kiên quyết loại bỏ các khoản chi quá nhiều nhưng không hiệu quả như tham quan, học tập nước ngoài…


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn thêm việc thất thu từ buôn lậu, gian lận thương mại là không nhỏ. Chỉ riêng Đắc Lắk, Gia Lai cà phê, hồ tiêu thất thu gần nghìn tỉ đồng. Hay Hà Nội hàng nghìn DN kê khai chứng từ sai, trốn thuế VAT, các DN FDI báo lỗ giả lãi thật, trốn thuế.


“Quản lý thị trường, Công an làm rõ việc trốn thuế. Tôi tin không phải là ít đâu như Thủ tướng đã nói là “té nước theo mưa” - ông Phúc đề nghị.


Về giải pháp cân đối ngân sách, Thủ tướng cho biết sẽ trình Trung ương tổng đầu tư từ ngân sách năm 2014 sẽ không thấp hơn năm 2013. Theo Thủ tướng, Bộ Chính trị đã đồng ý nâng mức bội chi 2014 là 5,3% GDP; đồng thời cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ nhưng không vượt quá giới hạn nợ công 65% GDP; Bộ Chính trị đã đồng ý cho phép thu cổ tức tại các DN có cổ phần nhà nước chưa giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để bổ sung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm 2013 và 2014 (khoảng 15.000 tỉ đồng).


“Bội chi dành cho đầu tư năm nay 4,8% GDP, lẽ ra năm tới phải giảm đi, nhưng vì tình hình khó khăn quá nên phải xin tăng lên 5,3%. Nhưng tăng bội chi mà dành cho phần chi thường xuyên thì gay go. Chúng ta vay tiền không phải để ăn, để chi mà để đầu tư cho các công trình dang dở, lãng phí sớm đưa vào sử dụng, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế” - Thủ tướng nói.


Theo Người lao động





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/bo-tai-chinh-de-xuat-giam-luong-phan-cam-lam-a106391.html

Giải mã tin đồn 'rắn lạ' cưỡng bức thiếu phụ chết thảm


Cả mâm nhậu mất mạng sau cuộc chè chén xơi thịt rắn


Câu chuyện khởi nguồn vào tháng 7/2012 (âm lịch). Lúc này, người dân thôn 5 tiến hành khởi công xây dựng ngôi miếu thờ thần rắn trên phần đất đồi vốn là ngôi đình của làng. Lý do xây dựng miếu “căn cứ” vào những cái chết “kỳ lạ” liên tục xảy ra ở làng Xoài và người dân cho rằng “thần rắn” về báo oán trước đó.


Cái chết bất thường ông Nguyễn Hữu Sơn (SN 1957, thôn 5, xã Hòa Khương) được nhắc đến đầu tiên. Một buổi chiều, sau khi làm việc về, ông Sơn nhận lời mời của ông bạn xóm trên tổ chức nhậu nên ghé lại. Người này bắt được một con rắn to, đã thịt sẵn làm mồi. Uống vài ly xã giao, ông khước từ để về nhà ăn cơm cùng gia đình. Thế nhưng, một lúc sau, đám bạn nhận được tin ông tử nạn. Đến nơi, ai nấy phải “vò đầu bứt tai” không hiểu ông Sơn đi đứng kiều gì, đường trống trơn lại tự ngã chết ngay vệ đường.


Chừng ít ngày sau, người dân lại bàng hoàng nghe tin anh Trần Hữu Thau (SN 1970), cán bộ đang làm việc tại kho hóa chất mỏ (đóng tại Hòa Khương) đang thanh niên trai tráng khỏe mạnh, bỗng dưng lăn đùng ra ốm. Gia đình chạy chữa khắp nơi, từ Tây y, Đông y, “thầy bà” cũng có tham gia bữa nhậu thịt rắn cùng chú.


Tuy nhiên, liên tiếp 2 cái chết cũng chưa khiến dư luận bàn tán nếu không có sự “ra đi” được xem “quái lạ” nhất của anh Trần Ngọc Thu (SN 1963). Anh Thu chính là chủ của bữa thịt rắn thịnh soạn, mời nhiều người đến nhậu trước đó. Theo lời kể của người dân, anh Thu có một trang trại chăn nuôi gà. Thế nhưng, không hiểu lý do gì, số lượng gà cứ ngày một hao hụt. Sau nhiều này “mai phục”, anh cũng phát hiện ra “kẻ trộm” là một cặp rắn lớn. Cả hai con, bò song song tiến vào chuồng gà, chui rúc rất đều nhau đến phía “con mồi”. Lúc này, anh Thu thủ sẵn một con dao rựa, gậy quật đánh. Tuy nhiên, anh chỉ giết chết được một con, con còn lại nhỏ hơn một chút trườn chạy mất. Qua hôm sau, anh gọi số thanh niên trai tráng trong làng đến “khoe” chiến lợi phẩm”, đồng thời rủ nhau thịt rắn làm mồi nhậu. Ban đầu, nhiều người thấy con rắn có hình thù kỳ dị, to, đen nhánh, trên đầu có vảy giống như chiếc sừng… nên lo sợ rắn lạ, khuyên mang chôn hoặc vứt bỏ nếu không “sẽ bị trả thù”. Nhưng anh Thu còn bỏ ngoài tai, còn cười cho rằng “mê tín quá”.



Sau cái chết của những người thịt rắn, người dân “không còn “bán tín, bán nghi” chi nữa, “chắc chắn mấy đứa ăn phải thịt rắn thần, bị “báo oán” rồi”.


Sau cuộc nhậu “quắc cần câu”, nhiều lần anh Thu bị nôn ra máu, gia đình phải đưa đi đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Điều lạ, đang nằm điều trị tại bệnh viện, bỗng dưng anh mất tích đâu không rõ. Nhiều ngày sau, người dân thôn 5 nhận được tin báo, phát hiện xác chết anh Thu trôi trên ở gần cầu Đỏ, xã Hòa Châu (cũng thuộc huyện Hòa Vang, nhưng nằm một hướng khác). Từ đó, người dân “không còn “bán tín, bán nghi” chi nữa, “chắc chắn mấy đứa ăn phải thịt rắn thần, bị “báo oán” rồi”.


Sau đó, những người còn lại trong buổi tiệc rắn cũng tự nhiên đổ bệnh, ốm yếu, dặt dẹo đến lạ kỳ. Ngoài ra, “bên lề” bàn nhậu, câu chuyện ly kỳ về trường hợp chị Trần Thị Hiền (SN 1968, cũng trú thôn 5), cũng thường xuyên được nói đến. Giữa trưa hè năm 2012, chị Hiền ra ruộng hái rau bỗng lên cơn co giật, sau đó chị cởi hết áo quần, rồi cứ thế nằm giữa đồng mê man. Người dân ngồi lục lại trí nhớ, mới hay, chị Hiền dù không nhậu nhưng có ngồi xem đám thanh niên làm thịt rắn. Vì thế nên chị mới bị rắn thần về… cưỡng bức mà chết tức tưởi.


Không chỉ những người tham gia bữa tiệc rắn tại nhà anh Thu mới bị “chết lạ”. Câu chuyện về cái chết của ông Bốn Tấn (trú thôn 5 nhưng đầu làng Xoài) lại hoàn toàn khác lạ, nhưng cũng được người mê tín dị doan đưa vào “danh sách” liên quan đến rắn. Ông Tấn có anh con trai tên Sĩ (ở cuối làng Xoài, thôn 5). Vào khoảng giữa năm 2012, anh Sĩ phát hiện nhà mình xuất hiện một con rắn to, đen dài, thường xuyên đến bắt gà. Sợ hãi, anh cho ba mình biết. Ông Thời khi đó được con gái chở đến “xử lý”. Ban đầu, ông Tấn thắp nhang khấn vái, khấn đến lần thứ 3 mà con rắn vẫn không chạy đi, ông mới lấy dây điện chích vào xua đuổi. Con rắn từ đó cũng thôi không quay lại được. Ba tháng sau, ông đột ngột qua đời. Và người dân nhanh chóng lý giải, ông bị “thần rắn” “báo oán” tội “chích điện”.


Đi tìm lời giải “rắn thần báo oán


Lo sợ, những người mê tín quyên tiền xây dựng lại miếu thần rắn ở làng Xoài. Một thời gian sau, chính quyền xã Hòa Khương biết được nên cho dân quân đến cưỡng chế ngừng xây dựng với lý do công trình chưa được cấp phép. Còn những người liên quan đến việc xây dựng miếu được mời lên UBND xã tuyên truyền, giáo dục về việc không được lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi trái phép. Ngoài ra, đối tượng khởi xướng còn bị phạt hành chính 2 triệu đồng.


Vậy mà câu chuyện về cặp “vợ chồng rắn thần” đi ăn mồi, bị người dân làng Xoài “chia lìa”, giết một con, khiến chúng uất hận, kéo về “báo oán” gây nên một loạt cái chết thương tâm… vẫn rỉ rả không thôi trong dư luận. Đặc biệt những ngày qua, xen lẫn với chuyện miếu thần rắn bị đình chỉ xây dựng, người mê tín cũng “xâu chuỗi” lại những cái chết được cho là “kỳ lạ” trong làng Xoài để bàn tán không ngớt. Một đồn mười, mười đồn trăm. Có nhà, ban đêm không giám ra ngoài vì sợ “báo oán” và gần như cả làng đều không dám ăn thịt rắn.


Nhóm phóng viên đã tìm gặp các nhân chứng trong cuộc để lý giải sự việc. Ngược lại với những thông tin đang xôn xao bên ngoài, gia đình của nạn nhân Bốn Tấn cho biết, chồng bà có gí điện xua rắn đi thật, nhưng cái chết của chồng bà thì hoàn toàn không liên quan đến con rắn nào hết. Ông Tấn có tiền sử bệnh tim. Sau một thời gian dài điều trị căn bệnh hở van tim nên ông vẫn không qua khỏi. Lý giải về những cái chết khác hay điên dại liên quan đến “bữa nhậu nhà anh Thu”, bà vợ ông Tấn đáp họ đều chết trẻ, nguyên nhân cái chết của họ có phần kỳ lạ. Nhưng bà khẳng định: “Họ chết chắc không phải do “rắn thần”, mà có thể vì bệnh tật hoặc tai nạn. Bởi chẳng có rắn thần, rắn thánh nào lại đi bắt gà. Thần thánh người ta đạo mạo kia mà, còn đã bắt gà, làm thiệt hại tài sản, thậm chí tính mạng cỉa mình thì giết, xua đi cũng bình thường thôi”.


Tiếp tục mang những câu chuyện trên trao đổi với đại diện chính quyền, ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, vào rằm tháng 7 năm ngoái, một số đối tượng xấu lợi dụng sự mê tín của người dân, rồi mượn những cái chết nơi đây, để dựng thành câu chuyện “rắn thần báo oán”. Các đối tượng đơm đặt chuyện, gây mất tình hình anh ninh trật tự tại địa phương, rồi cố tình quyên tiền, dựng miếu thờ trên khu đất ở giữa chân núi Hố Trâm, Hố Giữa, ngay sát nghĩa địa thuộc thôn 5 để trục lợi. Lý giải vì sao nơi đây nhiều rắn, ông Vân cho biết, ngoài yếu tố gần núi, tuyến đường chạy qua thôn 5 lại dẫn vào khu du lịch sinh thái suối nước nóng Đồng Xanh, Đồng Nghệ nối với tuyến QL 14B nên thường xuyên đón những kẻ buôn bán động vật hoang dã lưu thông từ các huyện miền núi Quảng Nam xuống. Khi gặp phải sự kiểm tra gắt gao của lực lượng kiểm lâm, một số đối tượng đã tẩu tán tang vật, nhất là rắn, ra dọc khu vực này, nên thi thoảng người dân bắt gặp nhiều rắn.


Đối với những cái chết ở làng Xoài, ông Vân lý giải cặn kẽ, chuyện bắt được rắn và làm thịt là có thật. Tuy nhiên, qua điều tra của cơ quan chức năng, được biết, trước thời gian ăn nhậu thịt rắn, ông Thu có tiền sử bệnh tâm thần. Sau này, khi nghe đến cái chết của ông Sơn, rồi thêm câu chuyện “rắn thần” nữa, quá lo sợ, căng thẳng thần kinh mà bệnh cũ của ông tái phát. Sau khi vào bệnh viện, ông Thu đã bỏ trốn, rồi đi lang thang dọc QL 1A, khi đến đoạn cầu Đỏ, có người nhìn thấy ông lội xuống tắm rồi bị nước cuốn. Về cái chết của ông Sơn đã rõ ràng do tai nạn giao thông. Lúc nhậu say, không làm chủ được tốc độ, ông Sơn ngã té chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Còn anh Trần Hữu Thau chết do bị ung thư, bà Lê Thị Hiền chết do có tiền sử động kinh và bệnh tim bẩm sinh. Vì những sự trùng hợp ngẫu nhiên mà người mê tín dị đoan tin vào chuyện ly kỳ như trên.


Vị Bí thư xã dẫn chứng, trong bữa tiệc nhà anh Thu, còn có anh Nguyễn Văn Sanh, hiện vẫn sống, làm việc bình thường ở ngay thôn 5. Ông Vân khẳng định, như vậy, việc thịt rắn rồi bị “rắn thần báo oán” hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà người dân thoải mái bắt rắn, chính quyền xã Hòa Khương đã nhiều lần thông báo căm săn bắn động vật hoang dã, trong đó có rắn. Qua một cuộc trao đổi này, ông Vân cũng mong muốn báo chí đưa thông tin chính xác về vụ việc để dư luận, giúp người dân hiểu biết hơn, không để kẻ xấu tiếp tục lợi dụng.


Theo Pháp luật & Thời đại





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-tin-don-ran-la-cuong-buc-thieu-phu-chet-tham-a106322.html

Lương tối thiểu chưa đủ sống, Bộ Tài chính vẫn ‘đòi’ giảm


Nối tiếp những ý kiến “chê” phản cảm của nhiều thành viên Chính phủ, các chuyên gia kinh tế lên tiếng khẳng định, Bộ Tài chính đang “tiếp cận” vấn đề sai so với chủ trương hiện nay.


Giảm lương tăng khó khăn


TS Vũ Đình Ánh nói ngay: “Đề xuất giảm lương là không hợp lý ở nhiều góc độ, cả về về cơ cấu thu chi ngân sách và góc độ nền kinh tế đang khó khăn”.


Ông phân tích: “Giảm lương chính là giảm thu nhập của người dân. Ngân sách hụt thu là do các doanh nghiệp khó khăn, do sức mua yếu, hàng tồn kho lớn”.


“Nếu chúng ta đi “siết” tiền lương thì sức tiêu thụ giảm, DN càng yếu hơn. Giảm lương sẽ không giải quyết được vấn đề giải phóng hàng tồn kho, là đi ngược lại với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”, ông Ánh nhấn mạnh.


Theo ông, gắn với các diễn biến vĩ mô, lương tối thiểu chỉ có xu hướng tăng, vấn đề đặt ra là tăng bao nhiêu, khi nào tăng thôi chứ không thể đặt vấn đề giảm lương đi.


TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐB Quốc hội cũng nhìn nhận: “Đề nghị giảm lương vừa không đúng về lý thuyết và cả thực tiễn!”



Người lao động tần ngần trước đồng lương ít ỏi.


Ông nói: “Phần lớn, những người lao động có thu nhập thấp, ngoài mức lương cơ bản, họ không có thêm thu nhập gì. Do đó, 100.000 đồng đối với họ sẽ là mức giảm đáng kể. Nếu giảm đi là đánh vào phần lớn những người có thu nhập thấp”.


“Giảm lương thì kết quả kinh tế thu lại không được bao nhiêu mà lại làm triệt tiêu động lực của người lao động. Giảm lương sẽ dẫn đến thiếu lòng tin, tạo ra sự không công bằng trong xã hội. Đề xuất đó không khả thi. Nếu thực hiên thì lợi ít hại nhiều,” vị chuyên gia này bày tỏ.


Ông bình luận thêm: “Động lực để người lao động chấp nhận khó khăn để đóng góp chính là chế độ đãi ngộ. Trong lúc đời sống khó khăn thế này, giá cả tăng lên, lương không tăng lên được thì không bao giờ được đặt ra vấn đề giảm lương”.


Trước đây, Bộ Tài chính chỉ xin giãn lộ trình tăng lương như một giải pháp “đỡ” cho gánh lo ngân sách hàng năm. Năm nay, theo lộ trình, đáng lẽ lương tối thiểu đã tăng lên 1,3 triệu đồng từ 1/5/2013. Nhưng sau đó, vì gánh lo ngân sách của Bộ Tài chính, thời điểm tăng lương đã được rời lại 2 tháng, tới 1/7/2013 và mức tăng chỉ còn 100.000 đồng, thay vì tăng 250.000. Mức lương tối thiểu chỉ còn là 1,050 triệu đồng/tháng. Tổng kinh phí cho lương đã chỉ còn 20.700 tỷ đồng, thay vì mức 60.000 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.


Lần này, đề xuất giảm mức tănglương lại được đưa ra ngay khi Bộ LĐ-TB-XH đã tính toán việc tăng lương tối thiểu năm 2014.


Theo dự thảo trình Chính phủ, Bộ này đang đề xuất mức lương cao nhất đối với doanh nghiệp tăng lên cao nhất 2,7 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng. Đây cũng là phương án cuối, đã điều chỉnh thấp hơn so với mức đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.


Quan trọng là chống lãng phí


Động thái của Bộ Tài chính cho thấy dường như, Bộ này đang “bế tắc” với bài toán ngân sách. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, dư địa cho việc đảm bảo cân đối thu chi không phải đã hết.


TS Vũ Đình Ánh nhận xét, doanh nghiệp - chủ thể lớn nhất nộp ngân sách mà khó khăn thì chuyện ngân sách hụt thu là chuyện phải lường trước được. Vì vậy, phải làm sao ccải thiện tình hình của DN, các DN phải hoạt động được thì mới có cái nộp ngân sách”.


Bên cạnh đó, khi thu không được như ý thì cần phải cắt giảm chi đi. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta thực hiện tái cơ cấu đầu tư công thì phải xem xét, giảm chi đầu tư đi, TS Vũ Đình Ánh nói.


TS Cao Sĩ Kiêm nói: “Muốn giải quyết khó khăn thu chi, cần phải chống lãng phí, chống dàn trải ở nhiều lĩnh vực hiện nay, như chi tiêu hành chính, chi đầu tư. Có rất nhiều nôi dung có thể tiết kiệm được, như giảm mua sắm hành chính, giảm lễ hội…, những thứ không cần thiết thì phải giảm ngay”.


“Thứ hai, phải tận thu những người có thu nhập cao mà trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Thứ ba là phải chống tiêu cực trong việc nộp thuế”, Ts Kiêm nhấn mạnh.



Giá cả ngày càng leo thang, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn.


Ông nói rằng nếu làm tích cực những vấn đề này chỉ cần vài %, sẽ có tác dụng hơn nhiều so với lựa chọn giảm lương của người lao động. Thêm nữa, chúng ta có thể tăng thu bằng nhiều cách khác, như bán những tài sản nhà nước đang để không lãng phí, lấy tiền bù đắp lại phần hụt thu.


TS Trần Du Lịch trước đây cũng không đồng tình với việc hoãn lương của Bộ Tài chính. Khi đó, trao đổi với báo chí, ông cũng đã nhấn mạnh, cần cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Chi ngoài lương còn nhiều khoản vô tội vạ.


“Chúng ta đã sáp nhập các bộ, tổng cục, nhưng thực tế nhiều nơi bộ máy vẫn phình to ra, vẫn có những trường hợp không làm gì vẫn được hưởng lương và tăng lương đều đặn. Nếu cứ như vậy thì rõ ràng tăng lương không hiệu quả, sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực… Vì thế, đồng thời với tăng lương là phải nâng hiệu quả hoạt động, tinh giản bộ máy, xem lại những chức năng không cần thiết”, ông cho biết.


Theo VNN





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/luong-toi-thieu-chua-du-song-bo-tai-chinh-van-doi-giam-a106317.html

Tìm thấy thi thể công nhân bị hàng chục tấn sắt dìm chết



Sau những nỗ lực của lực lượng cứu hộ, thi thể nạn nhân xấu số đã được tìm thấy dưới đống sắt nặng hàng tấn ở Hải Dương.




Chiều muộn ngày 30/9, ông Trần Văn Cảng - Trưởng phòng tổ chức nhân sự công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 9 (Licogi 18) cho biết, sau những nỗ lực tìm kiếm, đã tìm thấy thi thể nạn nhân Đỗ Văn Thỏa (SN 1971, trú tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị hàng chục tấn sắt đè xuống sông.


Thi thể được tìm thấy ở đúng vị trí gặp tai nạn. Ngay sau đó, người nhà đã tắm rửa, làm thủ tục để đưa nạn nhân về quê an táng.












Ông Cảng cho biết đã tìm thấy thi thể công nhân xấu số.



Cũng theo ông Cảng, nạn nhân Đỗ Văn Thỏa là công nhân lao động thời vụ mới vào từ tháng 8/2013 nên không có bảo hiểm lao động. Nạn nhân là nông dân, thời gian rảnh rỗi đi làm thêm.


“Hiện nay, đại diện công ty đang làm việc với gia đình nạn nhân để tìm giải pháp hỗ trợ người xấu số", ông Trần Văn Cảng cho biết.












Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.



Theo tìm hiểu của PV, khi triển khai dự án thi công cầu Ràm, bắc qua sông Cửu An (thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), ban dự án đã thi công cầu tạm để thuận lợi cho người dân đi lại.


Khi cầu Ràm được đưa vào sử dụng, cầu tạm này được tháo bỏ. Vào lúc 11h ngày 30/9, trong quá trình thu dọn cầu tạm, khi công nhân lái máy cẩu tháo dỡ những thanh sắt bắc qua sông Cửu An đưa xuống thuyền để di chuyển đi nơi khác thì bất ngờ chiếc thuyền bị nghiêng. Hàng chục thanh sắt nặng hàng tấn trôi trượt xuống sông hất hai công nhân đang làm việc trên thuyền dòng nước sâu. Trong đó một công nhân may mắn thoát chết, công nhân Đỗ Văn Thỏa bị nhấn chìm xuống lòng sông.



Theo Tri Thức





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001092547027/tim-thay-thi-the-cong-nhan-bi-hang-chuc-tan-sat-dim-chet.html

Bắt nghi can trong vụ sát hại chủ tiệm vàng, cướp tài sản



Đồng phạm giúp sức cho 2 đối tượng giết chủ tiệm vàng, cướp tài sản trong đêm đã bị bắt giữ sau 1 tháng lẩn trốn.




Ngày 30/9, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tốt (19 tuổi, quê Ninh Bình) để điều tra về hành vi đồng phạm trong vụ giết ông Nguyễn Hiếu Học (42 tuổi, chủ tiệm vàng Hiếu Học tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai).


Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng này, ngày 6/9, công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ 2 đối tượng trực tiếp ra tay giết ông Học là Nguyễn Văn Long (21 tuổi) và Phạm Ngọc Anh (22 tuổi, cùng ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) khi đang bỏ trốn tại tỉnh Quảng Ninh.












2 đối tượng trực tiếp giết chủ tiệm vàng, cướp tài sản bị công an bắt giữ.



Theo cơ quan công an, giữa tháng 8/2013, Long, Ngọc Anh và Tốt bàn kế hoạch gây ra một vụ cướp tại tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên do nhậu quá say nên kế hoạch bị thất bại. Vài ngày sau, nhóm này biết ông Học là chủ tiệm vàng thường ở một mình lại thích “yêu” người cùng giới nên bàn kế hoạch giết để cướp tài sản.












Tiệm vàng nơi xảy ra vụ án.



Ngày 27/8, Tốt đưa cho Ngọc Anh và Long mỗi người một con dao để thực hiện kế hoạch. Khi 2 đối tượng này quan hệ đồng tính với chủ tiệm vàng xong thì ra tay sát hại nạn nhân bằng 20 nhát dao. Chúng cướp đi chiếc xe SH cùng nhiều vàng và tiền rồi trốn ra tỉnh Quảng Ninh.


Qua truy xét, 2 đối tượng trực tiếp ra tay gây án bị bắt giữ. Sau một thời gian lẩn trốn, ngày 28/9, Tốt ra đầu thú.



Theo Tri Thức





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/113/20131001092237206/bat-nghi-can-trong-vu-sat-hai-chu-tiem-vang-cuop-tai-san.html

Giây phút cột phát sóng đổ sập, 2 người chết



Cột phát sóng khổng lồ tại Trạm phát sóng phát thanh Đồng Hới (Quảng Bình) đổ ụp xuống sân đè lên những cán bộ tại trạm, chị Ninh chỉ kịp thét lên vài tiếng cho đồng nghiệp chạy, nhưng không kịp.




Chị Nguyễn Thị Ninh (người TP. Đồng Hới), nhân viên bảo vệ trạm là người chứng kiến toàn bộ cảnh kinh hoàng này, đến khi gặp chúng tôi, chị vẫn còn hốt hoảng.


Chị kể: Lúc đó khoảng 4h chiều, bão số 10 đang đổ bộ trực tiếp vào Đồng Hới. Đang đứng trong phòng bảo vệ thì bỗng dưng chị nghe thấy tiếng kêu kèn kẹt từ cột phát sóng. Chị liền chạy ra sân, lúc này có thêm các anh Minh, Thắng, Nghị, Thành đang đứng dưới sân.












Chị Nguyễn Thị Ninh, người chứng kiến giây phút cột phát sóng đổ sập đang kể lại sự việc.



“Lúc tôi chạy ra thì thấy cột phát sóng đã bị nghiêng hắn về phía sân. Tất cả đang tiếp tục theo dõi thì bỗng nhiên gió giật mạnh liên hồi, chiếc cột đổ ập xuống về phía trước cổng cơ quan.


Tôi chỉ kịp thét lên rồi chạy vào nấp trong căn phòng bảo vệ. Anh Minh chạy sang một bên để tránh. Chỉ có anh Thắng, Thành và Nghị là chạy ra hướng ngoài cổng để trốn. Tuy nhiên, chiếc cột lớn dài 150m đã đổ ập nhanh chóng và đè lên cả 3 cán bộ trạm”, chị Ninh kể tiếp.



















Chiếc cột phát sóng cao 150m đã đổ ập xuống sân khiến 2 người chết.



Những âm thanh chát chúa vang lên. Chị Ninh chỉ biết co rúm người lại, ngồi sợ hãi trong căn phòng bảo vệ. Một lúc sau chị nhảy ra ngoài vì mái nhà phòng bảo vệ cũng bị va đập. Nhưng, một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt chị.


Toàn bộ khối sắt thép khổng lồ cao 150m đổ bẹp xuống. Chị chỉ biết hét lên, kêu mọi người tới cứu nạn. Tuy nhiên, hai đồng nghiệp của chị là anh Thành và anh Nghị đã tử nạn dưới đống đổ nát. Riêng anh Thắng bị đứt lìa một cánh tay, sau khi được đưa ra khỏi hiện trường đã được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.


Chị Ninh cho biết thêm, anh Thành, người đã có vợ và 2 con. Vợ làm cùng cơ quan và đều là người quê Hà Nội, vào đây lập nghiệp từ lâu. Còn anh Nghị cũng đã có vợ và 2 con. Tất cả họ đều là nhân viên cần mẫn của trạm phát sóng. Do hoàn cảnh khó khăn nên họ đang phải ở khu tập thể của trạm.



Theo Vietnamnet





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001091148338/giay-phut-cot-phat-song-do-sap-2-nguoi-chet.html

Giải mã điềm báo gở trước 2 vụ tai nạn chấn động VN


"Người trong cuộc" dự cảm trước tai họa?


Không phải ngẫu nhiên mà PV báo Người đưa tin đặt vấn đề về những trùng hợp kỳ lạ trước khi xảy ra hai vụ tai nạn thảm khốc kể trên. Linh cảm hay điềm báo, dù sao vẫn là một "địa hạt" đầy mê hoặc mà khoa học chưa thể lý giải được. Mục đích bài viết này hướng tới hoàn toàn không bắt nguồn từ khía cạnh tâm linh mà chỉ nhằm mang đến cho độc giả cái nhìn đa chiều hơn về sự việc.


Câu chuyện được khởi nguồn từ khi dư luận râm ran về việc, trước đêm xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng ở Hải Dương, nhiều tiểu thương trong chợ cũng như các hộ dân sống cạnh TTTM bỗng dưng... nằm mơ thấy lửa. Thậm chí, không ít người giật mình hô hoán cháy đến vài lần trong đêm. Kể cũng lạ, họ không thể lý giải nổi tại sao lại có những giấc mơ "kỳ quái" như vậy. Người ta thường nói "ban ngày nghĩ gì, ban đêm mơ đấy", nhưng nghĩ đến lửa, thậm chí hô "cháy" giữa đêm khuya thì quả thực lạ. Chẳng ai bảo ai, những tiểu thương đang kinh doanh tại khu chợ này bỗng thấy thấp thoáng trong lòng cảm giác bồn chồn lo lắng về những băn khoăn không hiện hữu.


Nhịp độ kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Cho đến rạng sáng 15/9, ngọn lửa bốc lên dữ dội, thiêu rụi toàn bộ TTTM, xóa sổ tất cả các gian hàng, gây thiệt hại đến 500 tỷ đồng. Vậy là, những linh cảm trước đó dường như đã "ứng nghiệm". Đến lúc này, người ta mới cùng ngồi lại với nhau, kể cho nhau nghe những giấc mơ "lửa" quái dị mà mình từng gặp phải. Một tiểu thương cho biết, trước đêm xảy ra vụ cháy một ngày, cứ nhắm mắt lại là anh thấy lửa cháy quanh nhà mình. Giấc mơ trở đi trở lại nhiều lần khiến lòng anh nóng như có lửa thiêu cháy.



Dư luận cho rằng có những điềm báo rợn người trước vụ cháy TTTM Hải Dương.








"Rất có thể là linh cảm thật!"

Về trường hợp một ngư dân bị chìm tàu có điềm báo trước về tai nạn sắp xảy ra, PGS Hoàng Minh Đô nhận định: "Rất có thể có linh cảm thật". Theo chuyên gia này, trên bình diện tâm linh, thực tế ghi nhận có những người tiên liệu trước sự việc, họ tỏ ra lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi không yên. Ví dụ ngư dân bị nạn đã nói với vợ mình rằng "tui có chết thì bà nhớ đem tui về quê chôn" trước chuyến đi biển, nên rất đáng chú ý. Nói chung, vấn đề linh cảm vẫn chưa được lý giải.



Một tiểu thương khác còn mơ thấy người đàn ông người rực lửa cứ đứng đầu giường mình kêu thét. Thậm chí, có tiểu thương kể, trước đó cả tuần, đêm nào chị cũng mơ thấy mình lạc vào một khu rừng toàn khói lửa. Càng chạy trốn, ngọn lửa càng đuổi theo, cứ như "ma trơi". Nhiều tiểu thương và người dân sống cạnh chợ tuy không mơ thấy lửa, nhưng luôn mang một tâm lý bồn chồn, bất an. Có người còn kể, thằng bé 6 tháng tuổi nhà mình không hiểu sao bỗng khóc rát từ chiều 14/9 mà dỗ mãi cũng không lặng. Hay một chị vốn khỏe mạnh, chẳng bao giờ đau ốm, nhưng từ trưa ngày 14, đang ngồi kiểm hàng bỗng nhiên mũi rơi ra vài giọt máu tươi lên sổ sách. Dù chưa chắc chắn về độ thực hư của những câu chuyện này, nhưng không ít người vẫn cảm thấy vô cùng khó hiểu.


Ở diễn biến khác, liên quan đến vụ tai nạn tàu cá ở Vũng Tàu, nhiều dự cảm bất thường đã được đưa ra trước ngày đi biển. Theo thông tin đăng tải trên báo chí, người thân của một trong 7 ngư dân mất tích kể lại: "Không hiểu sao lần này trước lúc đi, ông ấy lại nói "tui có chết thì bà nhớ đem tui về quê chôn". Lúc đó tôi chỉ nghĩ ông ấy nói cho vui, không ngờ nó lại linh như vậy nữa".


Cũng theo lời kể của người vợ này, chồng bà theo nghề biển từ nhỏ, 5-6 tuổi đã biết bơi, biết lặn. Lần này, cả gia đình đã khuyên ông nghỉ đi biển, nhưng ông không chịu. Những lần trước, ông ấy thường đi ghe nhỏ, mau trở về, nhưng không hiểu sao lần này lại đòi đi ghe lớn. Người con út của ngư dân này kể lại: "Trước lúc đi, thỉnh thoảng thấy ba khóc, hỏi thì ông bảo đang buồn nhưng cả nhà không biết ba buồn chuyện gì".


Cần kiểm chứng độ tin cậy của những thông tin


Còn nhớ, một nhà phong thủy từng nói: "Có trường hợp đang nằm ngủ trên giường, bỗng dưng như có điều gì mách bảo đột nhiên ngồi bật dậy ra phòng khách nằm ngủ tiếp trên ghế sofa, vừa đặt lưng lên ghế thì phần mái nhà ngay phía trên đầu giường đổ sập xuống đè nát mọi thứ. Có bác sỹ chỉ cần liếc qua bệnh nhân là có thể nói chính xác căn bệnh trong khi các bác sỹ khác phải đọc hàng tập giấy xét nghiệm mới kết luận được. Người ta bảo đó là linh tính hay là giác quan thứ 6". Với hai vụ tai nạn xảy ra tại Hải Dương và Vũng Tàu cũng vậy. Liệu có chuyện những tiểu thương tại Hải Dương "nằm mơ" thấy điềm báo về tai nạn? Liệu có thực "nạn nhân" trong vụ chìm tàu "tiên đoán" trước được số mệnh không may của mình rồi dặn vợ con lo hậu sự?



Người nhà đau đớn trước cái chết của nạn nhân ở Cần Giờ.


Đem những băn khoăn về sự việc này liên lạc với PGS. TS Hoàng Minh Đô, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chuyên gia này tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Theo quan điểm của PGS Đô, trước hết cần kiểm chứng xem độ tin cậy của những thông tin thu nhận được có đáng tin hay không. Những giấc mơ mà tiểu thương kể lại có chuẩn xác hay không. Dư luận đó xuất hiện trước hay sau khi xảy ra vụ cháy. "Trên thực tế, cũng có những trường hợp con người tiên liệu, nhận cảm được sự việc sẽ xảy ra trong tương lai mà người thường không cảm nhận thấy. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít. Về vụ cháy TTTM Hải Dương, nhiều người cùng có giấc mơ giống nhau, nên cần nhìn nhận xem có hiện tượng thêu dệt hay không? Những vấn đề liên quan đến yếu tố thần bí, tâm linh thường rất khó xác minh", vị này bày tỏ quan điểm.


Nhìn nhận về điềm báo trong vụ cháy TTTM Hải Dương, chuyên gia phong thủy tự do Lê Việt Anh đặc biệt chú ý đến chi tiết "đứa trẻ 6 tháng tuổi bỗng nhiên khóc thét từ chiều 14/9 mà gia đình dỗ mãi không lặng". Chuyên gia này khẳng định: "Đó chính là linh cảm!". Theo lời ông Lê Việt Anh, đối với trẻ con dưới 3 tuổi, các bé chưa hoàn thiện. Trên đỉnh đầu có một điểm là nơi "bắt" những "sóng" từ thế giới khác. Trẻ con sẽ cảm nhận được những cái bất thường xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, chúng thường không báo được mà chỉ phản ứng bằng việc sợ hãi hoặc khóc thét lên. Tất cả những điều bất thường, từ những vụ hỏa hoạn đến những cơn bão to sắp đến, trẻ con thường cảm nhận rất nhạy.


Liên quan đến trường hợp ngư dân gặp nạn trên biển Vũng Tàu, chuyên gia Lê Việt Anh cho biết, linh tính là tiềm năng của con người, ai cũng có điều đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng "phát lộ" ra. Với ngư dân này, có thể ông ấy linh cảm trước những chuyện chẳng lành. Cũng có thể ông ấy biết, với tuổi của mình, ngày đó quyết định đi biển sẽ là ngày xấu, có thể gặp bất trắc. "Với trường hợp thứ nhất, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Chỉ cần xem trước ngày ông ấy gặp nạn có những điều gì bất thường xảy ra không. Ví dụ có rắn trong nhà, hoặc chim sẻ, bướm bay vào ban thờ hay không? Rất có thể đó là những điềm báo được báo trước", chuyên gia này nói.


Anh Đức - Anh Văn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-thong-tin-ve-nhung-diem-bao-go-truoc-hai-vu-tai-nan-chan-dongai-cung-co-kha-nang-bat-song-tu-the-gioi-khac-a106146.html

Những thiệt hại ban đầu từ bão số 10 đổ bộ vào miền Trung


Trưa 30/9, bão số 10 đã khiến gió mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 và triều cường mỗi lúc một cao. Thừa Thiên Huế là địa phương đang phải hứng chịu bão nặng nề nhất.


Đến trưa 30/9, tại bờ biển xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), gió mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 và triều cường mỗi lúc càng nặng. Mặc dù đã xây dựng kè chắn sóng bằng rọ thép, đá hộc, nhưng trước những con sóng dữ nguy cơ tiếp tục sạt lở rất cao.


Ngoài các điểm sạt lở trước đây, trong các cơn bão số 8 và 9 vừa qua, bờ biển thôn Thai Dương Hạ Nam bị sạt lở chiều dài trên 200 m, sâu 13 m, chỉ còn cách nhà ở người dân 50m, đe dọa tài sản và tính mạng nhân dân. Chính quyền địa phương đã tổ chức sơ tán khẩn cấp 51 hộ sát bờ biển đến nơi an toàn ngay trong chiều 29/9.











Các nhà nghỉ, nhà dân ở Lăng cô tốc mái.

Đến trưa 30/9, hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã hoàn thành việc giằng chống nhà cửa. Các loại lương thực, nhu yếu phẩm cũng được bà con dự trữ, đảm bảo ứng phó được khi bão, lũ kéo dài.


Tại thị trấn Lăng Cô (H.Phú Lộc,Thừa Thiên-Huế), bão số 10 đã ảnh hưởng kể từ khoảng 3h sáng nay 30/9), và từ 8h sáng, cơn bão đã mạnh lên và tràn vào thị trấn này.









Kể từ 10h sáng, từng đợt gió mạnh khoảng cấp 8 - 9 đã quần thảo thị trấn Lăng Cô. Trên khắp địa bàn thị trấn, hàng trăm cây xanh, cổ thụ bị ngã đổ.


Thống kê sơ bộ của UBND thị trấn Lăng Cô, lúc 11h cùng ngày cho hay, ít nhất 45 căn nhà bị tốc mái, 2 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn. Nhà nghỉ Trung ương Đảng, Trường tiểu học thị trấn Lăng Cô và một số khách sạn cũng bị tốc mái.


Tại Quảng Bình, tính đến 14h ngày 30/9, dù chưa có con số chính thức về những thiệt hại bước đầu do bão số 10 gây nên, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn huyện Lệ Thủy vẫn tiếp tục có mưa to kèm theo gió thổi mạnh khiến nhiều cây xanh bị gãy đổ, mái hiên nhà dân bị tốc mái.









Công tác phòng chống lụt bão vẫn đang được các cấp chính quyền huyện Lệ Thủy tích cực triển khai với phương châm “4 tại chỗ” không chủ quan lơ là trong mọi tình huống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão số 10 gây nên. Thời điểm này, UBND huyện Lệ Thủy khuyến cáo người dân không nên ra đường khi không cần thiết đề phòng gió bão thổi mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng.


Từ đêm 29/9, Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy đã chủ động di dời các bệnh nhân đến nơi an toàn để tiến hành điều trị. Hiện còn 121 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện này.


Tại xã Ngư Thủy Bắc, đã hoàn tất việc di dời 200 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tại xã An Thủy có 2 cây xà cừ bị gãy đổ làm sập một phòng chức năng của trường tiểu học trên địa bàn; tuyến đường 16 hiện bị ắch tắc do cây cối đổ sập chắn ngang đường.









Trưa nay, tại xã biển Nhân Trạch, nhiều đợt sóng lớn đã tràn qua kè biển gây sạt lở khoảng trên 10m kè. Trước tình hình này, sau khi tiến hành di dời 350 hộ dân tại khu vực bắc và nam sông Dinh theo kế hoạch, Ban phòng chống lụt bão xã Nhân Trạch đã tiếp tục di dời khẩn cấp thêm 50 hộ dân tại khu vực kè biển bị sạt lở để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.


"Với diễn biến tình hình mưa bão như hiện nay, tình trạng sóng tràn qua kè biển gây sạt lở sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả khó lường nên chính quyền địa phương và người dân đang sẵn sàng triển khai kế hoạch di dời trong chiều 30/9", ông Võ Hồng Thái, Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, cho biết.









Tại các địa phương xung yếu, lực lượng cứu hộ đã cử lực lượng canh gác tại các ngầm, tràn, ngừng hoạt động lưu thông tại khu vực nguy hiểm; hướng dẫn người dân dự trữ nhu yếu phẩm cần thiết đề phòng khả năng bị chia cắt. Các phòng ban chức năng tích cực triển khai công tác chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương phòng chống bão và sẵn sàng cứu hộ khi bão đổ bộ…


Tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới cho biết đã tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp bị thương nặng do phòng chống bão số 10.


Đó là em H.T.M., 15 tuổi, ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, được chị gái nhờ sang nhà đè chắn lại mái fibro xi măng nhà bếp, trong lúc đang vác một hòn đá nặng khoảng 10-12kg đứng trên mái thì tấm fibro xi măng vỡ nên em M. rơi xuống, cùng lúc hòn đá đập vào đầu khiến em bị bất tỉnh, hôn mê sâu.


Qua chụp phim CT scaner các bác sỹ phát hiện em bị chấn thương sọ não nặng do vỡ xương sọ, xuất huyết trong não.


Trường hợp thứ 2 là anh T.V.Q., 24 tuổi, ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, bị ngã gãy xương đòn (trái) khi đang trèo để chặt cành cây.


Hiện tại cả trường hợp trên đang được cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới.


Thời điểm hiện tại, tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho hay, bão đã bắt đầu đổ bộ và ảnh hưởng. Từ 14h chiều nay, bắt đầu có mưa to và gió lớn giật cấp 10-11.


Tại Hà Tĩnh, Chánh Văn phòng Ban Phòng chống lụt bão, ông Bùi Lê Bắc đã cho hay, để đối phó với bão số 10, các cơ quan chức năng đã chủ động sơ tán hơn 2 vạn dân các xã của 5 huyện ven biển và TP. Hà Tĩnh trước 6h sáng nay. Hiện tại, gió đã mạnh lên cấp 7, sóng biển dâng cao 2m.





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001064415104/nhung-thiet-hai-ban-dau-tu-bao-so-10-do-bo-vao-mien-trung.html

Tránh 3 cháu nhỏ, xe tải chui tọt vào cửa hàng điện thoại


Chiếc xe tải đang chạy với tốc độ nhanh thì bất ngờ lao lên lề, lách qua 3 cháu nhỏ phía trước rồi chui tọt vào trong cửa hàng sửa chữa điện thoại.


Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h30 ngày 30/09 trên Quốc lộ 1A đoạn thuộc địa phận ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.


Một số nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, vào thời gian trên xe tải BKS 60V (chưa rõ tài xế) đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam, đến địa điểm trên thì bất ngờ lao lên lề đường ủi bay cửa thép và chui tọt vào cửa hàng sửa chữa điện thoại của gia đình anh Nguyễn Văn Thảo.



Hiện trường vụ tai nạn.


Anh Hoàng Văn Tiến, người chứng kiến vụ việc, cho biết khi chiếc xe tải lao lên lề thì ở phía trước có 3 cháu nhỏ đang ngồi chơi. Nhiều khả năng vì muốn tránh 3 cháu nhỏ nên tài xế quyết định bẻ lái cho xe lao vào cửa hàng.


Tại hiện trường, toàn bộ đồ đạc phía trong cửa hàng sửa chữa điện thoại bị xe tải ủi hư hỏng. Cửa cuốn bằng thép cũng bị xe tải “thổi” bay. Còn chiếc xe bị vỡ kính, cửa xe bung ra.




Toàn bộ đồ đạc, vật dụng trong cửa hàng sửa chữa điện thoại bị hư hỏng.


Ngay khi vụ việc xảy ra, tài xế xe gây tai nạn đã liên hệ với chủ cửa hàng để đền bù thiệt hại. Do vụ việc xảy ra gay đoạn đường hẹp, nhiều người dân hiếu kì đứng xem nên đã xảy ra tình trạng ách tắc giao thông cục bộ.


Theo H.Minh (Zing.vn/Tri thức)





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001064151506/tranh-3-chau-nho-xe-tai-chui-tot-vao-cua-hang-dien-thoai.html

Phá cầu tạm, công nhân bị hàng chục tấn sắt dìm chết



Trong quá trình tháo dỡ cầu tạm ở khu vực cầu Ràm, bất ngờ chiếc thuyền chở hàng chục thanh sắt nặng vài chục tấn đổ ụp xuống khiến một công nhân cầu đường bị nhấn chìm dưới đáy sông.




Sự việc xảy ra vào khoảng 11h trưa nay (30/9), trên sông Cửu An, đoạn gần khu vực chân cầu Ràm, thuộc địa phận xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.


Nạn nhân bị khối sắt nặng hàng chục tấn nhấn chìm được xác định là anh Đỗ Văn Thoả, SN 1971, trú xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, là công nhân của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18).












Hiện trường vụ tai nạn.



Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, trong khi công nhân lái máy cẩu tháo dỡ những thanh sắt bắc qua sông Cửu An đưa xuống thuyền để di chuyển đi nơi khác thì bất ngờ chiếc thuyền bị nghiêng. Hàng chục thanh sắt nặng hàng tấn trôi trượt xuống sông hất 2 công nhân đang làm việc trên thuyền xuống dòng nước sâu.


Một công nhân may mắn thoát nạn, còn anh Thoả bị khối sắt nhấn chìm xuống dòng nước. Đến 17h30 cùng ngày, thi thể nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy. Hàng trăm người đang tụ tập 2 bên bờ sông và trên cầu Ràm xem lực lượng chức năng trục vớt những thanh sắt lớn và tìm kiếm thi thể của nạn nhân.












Người dân theo dõi việc tìm kiếm nạn nhân


.

Ông Trần Văn Cảng, Trưởng phòng tổ chức nhân sự Licogi 18, cho biết: "Trong quá trình thu dọn, khoảng 11h ngày 30/9, không may tất cả các thanh sắt trượt xuống kéo theo công nhân Thỏa. Đến 15h chiều cùng ngày, đã có lực lượng xuống mò tìm, cầu những thanh sắt lên. Anh Thỏa là công nhân lao động thời vụ nên không có bảo hiểm lao động và mới bắt đầu làm việc từ tháng 8. Chúng tôi đang tập trung lực lượng cứu hộ để tìm kiếm nạn nhân".



Theo Người đưa tin



Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001063809783/pha-cau-tam-cong-nhan-bi-hang-chuc-tan-sat-dim-chet.html

Vụ vỡ kênh dẫn thủy điện: Phớt lờ cảnh báo của dân



Ngày 30/9, ông Huỳnh Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk - cho biết nguyên nhân xảy ra sự cố vỡ kênh dẫn dòng thủy điện Sêrêpốk 4A là do chủ đầu tư hợp long dòng khi một số hạng mục chưa hoàn thiện.




Cụ thể, vào sáng 29/9, chủ đầu tư cho hợp long dòng kiểm tra hiện trạng an toàn kênh, khi nước đổ về kênh dẫn ngày một lớn. Lúc này phay tràn xả lũ trên kênh bất ngờ bị kẹt do áp lực nước quá lớn khiến nước dân đột ngột gây áp lực lên thân kênh.


Cùng lúc này, tràn 34 và 35 (đoạn thuộc xã Ea Huar) do chưa hoàn thiện, 2 đơn vị thi công tràn phối hợp không nhịp nhàng trong việc xả nước khiến xảy ra sự cố vỡ thân. Sau hơn 15 phút, sự cố kẹt phay mới được khắc phục, nước trên kênh mới lưu thông lại bình thường.












Vụ vỡ kênh dẫn thủy điện đã gây hư hại nhiều ha hoa màu của người dân.



Ông Quang cho rằng, việc nước từ kênh gây ngập nhà, rẫy, hoa màu chỉ là sự cố “tràn” kênh do nước quá lớn chứ không phải vỡ kênh. Tuy nhiên, nhiều người dân khẳng định kênh thủy điện bị vỡ chứ không phải tràn. Và hiện tượng kênh dẫn bị rò rỉ, nguy cơ xảy ra vỡ trước khi chủ đầu tư hợp long dòng. Người dân đã nhiều lần báo với các đơn vị thi công để có biện pháp khắc phục nhưng không được quan tâm.


Cũng theo ông Quang, khi hợp long dòng, chủ đầu tư không báo cáo lãnh đạo huyện. Chỉ khi xảy ra sự cố, huyện mới biết và đã kịp thời chỉ đạo khắc phục nên không gây thiệt hại lớn.


Đến sáng cùng ngày, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp phối hợp cùng UBND xã Ea Huar, chủ đầu tư đi kiểm tra tại hiện trường để lên phương án đền bù cho người bị thiệt hại. Có 5 - 6 nhà dân bị ngập, khoảng 6ha lúa và hoa màu bị hư hại, tập trung tại thôn 1, buôn N’Drếch A và buôn Giang Pông.



Theo Tri Thức



Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20131001063650488/vu-vo-kenh-dan-thuy-dien-phot-lo-canh-bao-cua-dan.html

Phá cầu tạm, công nhân bị hàng chục tấn sắt dìm chết dưới sông


Sự việc xảy ra vào khoảng 11h trưa nay (30-9), trên sông Cửu An, đoạn gần khu vực chân cầu Ràm, thuộc địa phận xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Nạn nhân bị khối sắt nặng hàng chục tấn nhấn chìm được xác định là anh Đỗ Văn Thoả, SN 1971, trú tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, là công nhân của Cty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18).



Hiện trường vụ tai nạn


Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, trong khi công nhân lái máy cẩu tháo dỡ những thanh sắt bắc qua sông Cửu An đưa xuống thuyền để di chuyển đi nơi khác thì bất ngờ chiếc thuyền bị nghiêng. Hàng chục thanh sắt nặng hàng tấn trôi trượt xuống sông hất hai công nhân đang làm việc trên thuyền xuống dòng nước sâu.


Một công nhân may mắn thoát nạn, còn anh Thoả bị khối sắt nhấn chìm xuống dòng nước. Đến thời điểm 17h30’ cùng ngày, thi thể nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy. Hàng trăm người đang tụ tập hai bên bờ sông và trên cầu Ràm xem lực lượng chức năng trục vớt những thanh sắt lớn và tìm kiếm thi thể của nạn nhân.



Người dân theo dõi việc tìm kiếm nạn nhân


Trao đổi với PV, ông Trần Văn Cảng, Trưởng phòng tổ chức nhân sự Licogi 18.6 cho biết,: "Trong quá trình thu dọn, khoảng 11 giờ ngày 30/9, không may tất cả các thanh sắt trượt xuống kéo theo công nhân Thỏa. Đến 15 giờ chiều cùng ngày, đã có lực lượng xuống mò tìm, cầu những thanh sắt lên.


Công nhân Thỏa là công nhân lao động thời vụ nên không có bảo hiểm lao động. Anh Thỏa mới bắt đầu làm việc từ tháng 8. Gia đình anh Thỏa là nông dân nên thời gian rảnh rỗi anh Thỏa đi làm thêm. Hiện nay đang tập trung lực lượng cứu hộ để tìm kiếm nạn nhân đã mất tích", ông Trần Văn Cảng cho biết.


Nguoiduatin.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.


Đoàn Tân





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/pha-do-cau-tam-mot-cong-nhan-bi-hang-chuc-tan-sat-dim-chet-duoi-song-a106257.html

Phiên tòa nước mắt


Khuôn mặt khôi ngô của thằng nhóc chưa đến bốn tuổi trông thật rúm ró do vết sẹo kéo dài từ đỉnh trán xuống tận chân mày. Nó còn quá nhỏ để biết người đàn ông tên Phạm Văn Dạng, 29 tuổi, bằng với tuổi ba nó, đứng khúm núm trước vành móng ngựa chính là người lái xe container chạy với tốc độ 87 km/giờ ngay khúc ngoặt nguy hiểm nên đã gây ra cái chết cho ba mẹ nó tại Bình Thuận hôm 7-2-2013. Chỉ có trời cứu thằng Bảo mới sống được khi cú va chạm khủng khiếp làm nó lăn lông lốc trên mặt đường!


Ngoài vết sẹo trên trán, thằng bé mồ côi này còn bị biến dạng khớp khuỷu tay trái, chân trái bị cắt cụt đến bẹn, thủng trực tràng, rách cơ vòng hậu môn và đang điều trị làm hậu môn tạm, đại tràng ngang, bộ phận sinh dục cũng không còn nguyên vẹn. Tỉ lệ thương tật của thằng Bảo lên đến 94% tạm thời.


Bé Thiên Bảo bật khóc.


Bé Thiên Bảo bật khóc.


Khi HĐXX yêu cầu người thân bế thằng Bảo đến gần và tuột cái quần đùi nó đang mặc xem vết thương, hai vị hội thẩm lén đưa tay lau nước mắt. Vị chủ tọa mắt đỏ hoe nhìn trừng trừng vào vết thương đớn đau mà thằng bé phải gánh chịu. Phiên tòa phải dừng cả mấy phút vị chủ tọa mới trấn tĩnh được để tiếp tục điều khiển phiên xử. Nhưng giọng nói ông vẫn chưa hết nghẹn ngào.


Khung hình phạt 7-15 năm tù được áp dụng để xử bị cáo. Cả viện và tòa đều đồng tình vì hành vi của bị cáo là tội ác quá lớn. Tuy nhiên, ông nội của thằng Bảo đứng lên xin tòa xem xét xử nhẹ cho bị cáo vì dù đau đớn, dù có xử nặng bị cáo thì con trai và con dâu ông cũng không thể sống lại được. Ông nói chỉ mong bị cáo có trách nhiệm với tương lai của bé Thiên Bảo.


Nói lời sau cùng, Dạng xin được xử nhẹ để về với vợ và đứa con trai cũng bằng tuổi bé Bảo. Lập tức, vị chủ tọa đã không kềm được nóng giận. Ông lớn tiếng cho rằng nếu bị cáo xin xử nhẹ để về cố gắng làm ăn hỗ trợ cho bé Bảo thì còn có thể chấp nhận. “Con của bị cáo dù sao cũng còn đầy đủ cha mẹ, còn cháu Bảo đã mất tất cả và tương lai vô cùng chông chênh” - vị chủ tọa bức xúc.


Tòa nghị án và tuyên xử bị cáo Dạng chín năm tù giam.


Sau phiên tòa, ngồi trên xe đò về lại tỉnh Bình Dương, thằng Bảo cứ khóc rấm rứt trách ông bà nội đã giấu nó rằng ba mẹ đang đi làm ăn xa và nằng nặc đòi về nhà xem bằng được ảnh của ba mẹ nó khi còn sống. Sáng 29-9, ông bà nội kẹp thằng Bảo ở giữa, chạy xe máy lên quận 11 (TP.HCM) gặp những người đang muốn giúp đỡ những ca phẫu thuật tốn kém tiếp theo cho Bảo.


Riêng vết thương ở bộ phận sinh dục của Bảo, chị Trần Mai Anh, mẹ nuôi bé Thiện Nhân - đứa bé bị bỏ rơi và bị súc vật cắn nát chân cùng bộ phận sinh dục, từ Hà Nội đã điện thoại vào động viên gia đình đừng lo lắng và sẽ sắp xếp một cuộc phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho Bảo giống như đã làm cho Thiện Nhân.


Bé Thiên Bảo hiện đang tập đi bằng nạng nhưng luôn bị té sóng soài vì tay trái còn yếu quá. Bé nói muốn tự đi được bằng nạng để sang năm đi học mẫu giáo. Ông nội bé Bảo cho biết điều lo lắng nhất của gia đình là Bảo đã bị khuyết một bên xương chậu, không thể lắp chân giả mà còn ảnh hưởng rất xấu đến chức năng vận động.


Bảo khó có thể ngồi được nếu không có điểm tựa. Và để tái tạo thay xương chậu nhân tạo, phải có ngót nghét gần 40.000 USD, trong khi gia cảnh ông bà khá nghèo…


Theo PLHCM





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130930152849030/phien-toa-nuoc-mat.html

Bệnh viện răng hàm mặt mua máy... hút mỡ bụng


Mua máy để nằm chơi


Gần đây, nhiều khoa, phòng của Bệnh viện (BV) Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM (đơn vị trực thuộc Bộ Y tế) bất ngờ khi được trang bị nhiều loại máy móc khoa không có nhu cầu, không đề xuất.


Các nhân viên của Khoa Chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm cho biết, ngày 30/8/2013, Khoa X quang - xét nghiệm nhận được quyết định phân bổ trang thiết bị gồm có: 5 máy X-quang kỹ thuật số, máy rửa phim X-quang tự động, máy phân tích nước tiểu tự động 10 thông số, kính hiển vi 2 mắt, hệ thống xét nghiệm Elisa, tủ ấm 37-50°C, máy phân tích khí máu.


Theo các bác sĩ (BS), các trang thiết bị trên, khoa không hề đề nghị mua (thông thường trưởng, phó các khoa đề xuất cho nhu cầu của khoa, lãnh đạo BV xem xét, nếu thấy cần thiết thì duyệt mua - PV). Hiện những máy móc này được... để đó chơi, nhưng vẫn phải tốn tiền bảo trì!


Qua tìm hiểu, chúng tôi còn được biết thêm, BV dù không có Khoa Vi sinh nhưng lại cho mua tủ giữ ấm (loại tủ dùng để nuôi cấy vi khuẩn).



Nhiều máy móc mua về để đó ở Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương.








Ngày 23/9, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đã vào BV Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM công bố 2 quyết định: Quyết định thôi chức giám đốc BV Lâm Hoài Phương, chuyển bà Phương sang công tác tại Trường đại học Y Dược TP.HCM; và Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Lê Trung Chánh làm Phó giám đốc phụ trách điều hành BV. Gói thầu mua sắm trang thiết bị máy móc 32 tỷ đồng nói trên thuộc thời gian BS Lâm Hoài Phương làm Giám đốc BV Răng hàm mặt Trung ương.

Hay việc mua máy phân tích khí trong máu cũng rất lãng phí và không thực tế - bởi gần một năm đưa máy về, chưa hề phân tích một ca nào, trong khi hóa chất dùng để cho máy hoạt động (không sử dụng cũng phải cho máy chạy với hóa chất để bảo dưỡng) là khoảng 20 triệu đồng/3 tháng; và máy phải được cắm điện quanh năm! Như vậy, dù không sử dụng, nhưng BV vẫn phải tiêu tốn tiền hóa chất và tiền điện cho riêng chiếc máy này lên đến gần cả trăm triệu đồng mỗi năm.


Chưa hết, sau 6 tháng, chiếc máy này phải thay điện cực (với giá lên đến cả trăm triệu đồng). Một nhân viên của khoa bức xúc: “Trước khi bán máy cho BV, nhân viên của công ty cũng đã thông báo về những chi phí bảo trì, bảo hành cho máy, nhưng không hiểu sao BV vẫn cứ mua trong khi không hề có nhu cầu. Thiệt là lãng phí!”.


Hàng loạt các trang thiết bị khác mà BV cung cấp cho Khoa Chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm, theo các BS, là quá lãng phí, quá thừa, như: kính hiển vi 2 mắt, máy ly tâm đa năng, hệ thống xét nghiệm Elisa, máy đo độ đông máu, máy phân tích huyết học tự động. Bởi vì, theo nhân viên của khoa này, hệ thống máy hiện có tại khoa đang hoạt động bình thường, và đáp ứng rất tốt nhu cầu của BV hiện nay; hơn nữa BV cũng chưa có Khoa Huyết học.


Chuyên khoa răng hàm mặt lại mua máy hút mỡ bụng


Do Khoa Chẩn đoán hình ảnh chụp-chiếu của BV không tiếp nhận, thế là các máy X-quang nói trên được đem rải xuống nhiều khoa lâm sàng khác. Việc phân bổ "bất đắc dĩ" này dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân, và nhân viên BV, bởi vì những khoa bị BV “ấn” máy X-quang xuống trong khi không có phòng chì (để chống tia phóng xạ). Các khoa không có phòng chì nhưng được "rải" máy X-quang gồm: Khoa Nha khoa tổng quát (2 máy), Khoa Lão nha (1 máy), Khoa Cấy ghép răng (1 máy), Trung tâm kỹ thuật cao (1 máy).


Nhưng điều lạ nhất là, trong số hàng loạt máy móc trang thiết bị được lãnh đạo BV ký cho mua, có cả máy hút mỡ, trong khi đây là BV chuyên ngành răng hàm mặt, đâu có chức năng về hút mỡ (thuộc chuyên ngành thẩm mỹ). Vậy mua chiếc máy này để làm gì, phục vụ cho ai?


Được biết, tòa nhà mới của BV Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM có tổng chi phí đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, trong đó Bộ Y tế hỗ trợ khoảng 60 tỉ đồng, số còn lại BV vay từ vốn kích cầu. Phần mua trang thiết bị nói trên nằm trong gói thầu mua sắm trang thiết bị lên đến 32 tỉ đồng, có nhiều điều khuất tất, khiến BS của BV rất bức xúc (Báo Thanh Niên đã từng đề cập về việc gói thầu này trong loạt bài giám đốc BV lộng quyền, tư lợi).








Cái cần không mua, mua cái không cần

Điều rất nghịch lý là, trong khi một số khoa lâm sàng thiếu các trang thiết bị, dụng cụ gây khó khăn trong điều trị cho bệnh nhân, các khoa đề xuất nhưng không được mua, mà BV lại đi mua những máy móc mà các khoa chưa cần! Chẳng hạn như ở Khoa Nhổ răng tiểu phẫu, các tay khoan bị hư không được thay thế hơn cả năm nay, khiến bệnh nhân phải chờ đợi từ 1-2 tháng mới được phẫu thuật. Giá mỗi tay khoan này chỉ độ 5 triệu đồng. Các BS bức xúc: “Chỉ cần bớt đi 1 monitor hay tủ giữ ấm vô dụng đắp mền (nói ở trên) là có thể trang bị hàng chục tay khoan hữu ích giúp bệnh nhân không phải chờ đợi.


BS của Khoa Chữa răng nội nha thì nói: “Trong khi các ghế máy ở khoa có tuổi đời gần 20 năm và đang trong tình trạng hư hỏng nặng không thể sửa chữa vẫn chưa được thay thế, thì BV lại đi mua nhiều máy móc chỉ để trùm mền, gây lãng phí tài sản khủng khiếp. Mà tiền phải đi vay”.


Ở Khoa Phục hình, ghế máy đã sử dụng cũng mấy chục năm, hư hỏng liên tục gây nguy hiểm cho bệnh nhân trong lúc điều trị; các trang thiết bị dụng cụ tối thiểu cần cho nhu cầu điều trị hằng ngày như bảng so màu, tay khoan dù có kế hoạch mua cả vài năm nay vẫn chưa được đáp ứng...



Theo Thanh niên





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/benh-vien-rang-ham-mat-mua-may-hut-mo-bung-a106196.html

Bỏ học thật, chạy sô học thuê


Học thuê không phải là chuyện mới thế nhưng chưa bao giờ tình trạng học thuê lại tràn lan như hiện nay. Sĩ số trong lớp là 135 thì có tới gần 20 người đi học thuê.. Trong số đó thậm chí có những người bỏ học thật lao vào các lớp học thuê để kiếm tiền


Con số "báo động” trên xảy ra trong một lớp học liên thông vào thứ 7 chủ nhật ở một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.


Nhìn toàn cảnh lớp học khó ai có thể nhận ra được đâu là người học thật, đâu là kẻ học thuê. Khi đi sâu vào tìm hiểu, học thuê cũng có những quy luật riêng của nó.


Không khó để có thể tìm cho mình một “suất” học thuê bởi công việc này khá công khai. Công khai ngay ở những mẩu tin rao vặt trên các trang web, trên Facebook ,dán trên các bảng tin, dán trên tường thậm chí là rải tờ rơi nhận học thuê.











học thuê, sinh viên, bỏ học

Một mẩu tin rao vặt học thuê thường thấy trên tường



Thỏa thuận riêng


Học thuê không cần qua trung tâm giới thiệu việc làm như các công việc bán thời gian khác. Nếu có, chỉ cần qua sự giới thiệu của bạn bè hay người quen.


Để tìm một người học thuê không khó vì bất cứ ai có thời gian rảnh rỗi là có thể làm được công việc này.


Thường thì người thuê sẽ liên lạc trực tiếp với người học thỏa thuận giá cả, thông báo địa điểm, môn học, thông tin cá nhân.


Nếu là học trọn gói, sẽ lại có những “quy tắc mềm” hơn trong việc trao đổi giá cả, người thuê đôi khi còn ưu tiên về tiền điện thoại, tiền trợ cấp ăn trưa nếu học quá bán sang chiều, ngược lại người học cũng chấp nhận mức giá mềm hơn.


Học thuê thường không kèm với thi hộ nếu có thì mức giá 1 lần thi hộ có thể lên tới 1triệu/môn. Trong hình thức học này kiến thức, thời gian học cũng bị mang ra mua bán, cân đong ngã giá.


Học thuê không đơn thuần là đến điểm danh và ngồi im một chỗ. Người thuê học có những yêu cầu nhất định đối với người học khi đã thuê theo ca hay trọn gói như điểm danh, đi học đúng giờ, làm bài kiểm tra, mua sách theo yêu cầu của thầy cô bộ môn, thanh toán các khoản phí trên lớp như quỹ, tiền quà cáp…


Đôi khi, người học thuê phải thực hiện trả bài trên lớp như một sinh viên bình thường.Nếu chỉ đến ngồi điểm danh và không theo dõi bài giảng thì chắc chắn việc bị giáo viên nghi ngờ thông qua thái độ và kiến thức là chuyện không phải hiếm gặp.











học thuê, sinh viên, bỏ học

Ảnh minh họa (internet)



Được và mất


Một ca học thường kéo dài 2 tiếng với mức giá trung bình là 50 - 60 nghìn đồng, có khi còn lên tới 100 nghìn tùy vào mức độ khó dễ và yêu cầu của môn học.


Mức độ hấp dẫn của công việc này cả về thời gian và công sức bỏ ra đã khiến không ít bạn sinh viên lựa chọn nó làm một công việc part-time, thậm chí một số bạn còn sẵn sàng bỏ cả học của mình để theo đuổi các lớp học thuê.


Kiến thức bạn thu về không phải chuyên môn của mình, và đổi lại với những đồng tiền có được không chỉ là chất lượng học tập của chính bản thân bạn bị đi xuống mà sự mong manh về tương lai của cả người thuê lẫn người học nếu chẳng may bị phát hiện.


Như trường hợp của D (Học viện Tài Chính) là một ví dụ đau lòng. D nhờ người học hộ ngay trên lớp đại học chính quy, sự việc bị thầy cô phát hiện khi D liều lĩnh hơn nhờ người đó đi thi hộ môn tiếng Anh và viết sai tên họ của D. D bị đình chỉ học, cơ hội để đi tiếp đại học bị gác lại một năm nữa.


Một công việc tưởng chừng như dễ dàng kiếm được tiền đó cũng khiến nhiều bạn phải lâm vào tình huống dở khóc dở cười. Nhiều tai nạn nghề nghiệp xảy ra với công việc này không khỏi khiến cả người học và người thuê rơi vào cảnh “học thuê bỏ học thật”.


Gặp ngay thầy giáo của mình trong lớp học, H.Nhung (sinh viên Đại học Ngoại Ngữ) không khỏi lo lắng khi thầy nhận ra đó là sinh viên trong khoa của thầy. Ngay sau đó, tên, lớp của H.Nhung được gửi về trường, cô bạn bị đình chỉ học, mặc dù đã xin xỏ khóc lóc đủ điều.


Đáng chú ý hơn là câu chuyện của Linh (ĐH Thương mại) một người thu nhập tiền triệu từ học thuê: “Ngày trước mình thấy học thuê không vất vả gì lại dễ kiếm được tiền có tháng mình kiếm được gần 2 triệu, chính vì vậy nhiều khi mình con nhờ bạn điểm danh trên lớp của mình để dành thời gian đi học hộ vào thứ 7 chủ nhật, còn các buổi tối nếu có người gọi đi học thuê thì gần như dành trọn vẹn 3 tiếng buổi tối để đi đi về về. Chính vì như vậy mà càng ngày thời gian mình dành cho bài vở trên lớp của mình không còn, thậm chí phải lo lắng cho cả bài vở của các chị thuê mình học, nhiều lúc một mình mình chạy xô cho 3 người học mà đầu óc muốn nổ tung. Kết quả là mình phải thi lại khá nhiều môn học của mình”.


Theo Vietnamnet





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/giaoduc/20130930141110878/bo-hoc-that-chay-so-hoc-thue.html

Phát hiện cửa hàng bán xăng trộn nước

Hàng chục khách hàng bức xúc đã tập trung trước cây xăng Năng Lượng trên đường Phổ Quang (quận Tân Bình, TP.HCM) tối 29/9, vì sau khi đổ xăng tại đây, nhiều xe bị chết máy, do có nước trong xăng.

Chị Trần Thị Thanh Tuyền (ngụ đường Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp) bức xúc, cho biết khoảng 19g10 chị đến cây xăng Năng Lượng đổ 50.000 xăng. Đổ xăng xong lên xe chạy được đến đường Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận) thì xe đột nhiên chết máy.












Cây xăng Năng Lượng nơi xảy ra vụ việc – Ảnh : Đại Việt



Chị Tuyền đưa xe vào một tiệm sửa xe kiểm tra thì thợ sửa xe phát hiện xăng bên trong có nước và nhiều tạp chất. Người sửa xe đã xúc rửa bình xăng. Sau đó, chị Tuyền đã đến cây xăng Năng Lượng để phản ánh sự việc.












Anh Phạm Văn Chinh đang tháo lượng xăng bẩn còn lại ra ngoài – Ảnh : Đại Việt



Anh Phạm Văn Chinh (ngụ Q.Bình Tân) một khách hàng đổ xăng tại đây, cho biết sau khi đổ xăng tại cây xăng Năng Lượng anh Chinh lưu thông trên đường Phổ Quang hướng ra công viên Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên, chỉ chạy được khoảng 500m thì xe chết máy. Sau khi ghé vào một tiệm sửa xe anh mới biết xăng bên trong xe có chứa nhiều nước nên đưa xe lại cây xăng này để làm rõ.












Nhiều chiếc xe đắt tiền cũng là nạn nhân – Ảnh : Đại Việt



Ngoài chị Tuyền, anh Chinh thì còn có hàng chục khách hàng khác cũng đến cây xăng Nặng Lượng để phản ánh việc xăng có nước.












Một mẫu xăng được kiểm tra và phát hiện có nước, tạp chất lắng bên dưới – Ảnh : Đại Việt



Tại hiện trường, hàng chục chiếc xe đủ các loại xếp hàng trước cây xăng. Trong đó, có nhiều loại xe gắn máy đắt tiền. Nhân viên cây xăng đã bơm xăng ra để kiểm tra thì đúng là có một lượng nước và bã cặn lắng bên dưới.












Hầm chứa xăng được cho là bị nước mưa thấm vào – Ảnh: Đại Việt



Theo ông Lưu Văn Thọ – Đại diện cây xăng Năng Lượng, sau khi phát hiện sự việc cây xăng đã kiểm tra và ngừng bán xăng cho khách hàng. Nguyên nhân có thể là do nước mưa thấm vào hầm chứa xăng khiến bên trong xăng có nước. Ban quản lí cây xăng đã đổ xăng sạch lại cho khách hàng bị hại và bồi thường tiền sửa xe cho khách hàng.



Theo Đại Việt - Lê Sơn (Tuổi Trẻ)







Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130930135512038/phat-hien-cua-hang-ban-xang-tron-nuoc.html