Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Tết ở bệnh viện của những thân cò làm nghề nuôi bệnh nhân


Thương lắm những "thân cò"


Những ngày cuối năm, nhiều bệnh nhân đang điều trị ở các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM lại rục rịch khăn gói về nhà ăn Tết. Không khí Tết ở bệnh viện ảm đạm, chậm chạp và hiu quạnh cùng những bệnh nhân không thể về nhà. Tuy vậy, những "thân cò" chọn nghề chăm sóc bệnh nhân để mưu sinh thì phải sáng tạo ra không khí vui vẻ.


Cô Nguyễn Thị Chùm (53 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết: "Khi được mấy người bạn giới thiệu đi chăm sóc người bệnh ở bệnh viện Thống Nhất, tôi nhận lời ngay, cũng không nghĩ đến những khó khăn mình sẽ gặp phải trong lúc làm việc. Bởi, tôi nghĩ đơn giản, cứ chăm sóc họ như lo lắng cho người thân mình là được".



Ban đầu, cô Chùm và các bạn làm việc tự do, cứ lân la các bệnh viện trên địa bàn thành phố ai thuê thì làm. Về sau, công ty Tâm Đức gợi ý các cô vào làm việc dưới sự quản lý và phân công của họ thì công việc đỡ bấp bênh hơn. Không phải đi tìm khách hàng, các cô chỉ việc tận tâm chăm sóc người bệnh, được phân giờ nghỉ ngơi, xuống ca lên ca rất khoa học. Tuy nhiên, công sức của các cô bỏ ra cho nghề cũng chẳng nhẹ nhàng hơn. Nhất là vào dịp lễ tết, các cô không có nhiều thời gian dành cho gia đình.


Cô Chùm chia sẻ: "Đến Tết, một số chị em không chịu được cảnh xa nhà biền biệt nên xin nghỉ phép về quê. Số khác miệt mài làm, trong đó có cô. Tết, nhà cũng gần, con cái có gia đình riêng, mình có ở nhà mấy ngày tết thì cũng thấy thừa thãi. Ở bệnh viện, cô bầu bạn với chị em cùng nghề không có đủ tiền về quê ăn Tết hay nói chuyện với mấy cụ già bệnh nặng bác sĩ chưa cho xuất viện cho đỡ buồn. Vậy mà, cô thấy vui hơn, riết rồi quen, ba năm liền ăn tết trong bệnh viện vừa kiếm được tiền vừa chăm sóc cho người bệnh.


Không có bằng cấp, không học qua nghiệp vụ nhưng những người chum sóc bệnh nhân chăm sóc người bệnh như người thân. Công việc chăm sóc người bệnh không khó với những người đã làm mẹ, làm vợ. Khó chăng nằm ở lòng người, gặp bệnh nhân khó chịu, hay cáu gắt, la mắng, các chị cắn răng chịu đựng. "Nói lại một, họ méc với con cháu trăm, mình có giải thích thế nào cũng không ai hiểu, nên tốt nhất, họ nói gì cũng kệ, cũng làm theo", chị Nguyễn Ngọc Tuyết (33 tuổi, quê Tiền Giang) nói trong xót xa.


Tết ở bệnh viện của những thân cò làm nghề nuôi bệnh nhân - Ảnh 2


Cô Chùm kể chuyện ăn tết ở bệnh viện.

Không có tết để gia đình có tết


"Việc chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nặng, bác sĩ yêu cầu ở lại điều trị trong mấy ngày Tết vô cùng khó. Họ ức chế, buồn bã, trút giận lên người mình, đút ăn thì nhổ ra ngoài, lau người thì đạp mình té ngửa. Tôi biết họ buồn nên thông cảm khi nào họ nguôi ngoai mình lại ngồi trò chuyện cho họ nghe", chị Tuyết cho biết thêm. Bận rộn những ngày tết đã cuốn con cháu của bệnh nhân thoát ra khỏi nghĩa vụ chăm lo cho ông bà, cha mẹ đang ốm. Họ phó mặc người thân cho nhân viên chăm sóc, thăm được đôi lần biếu vài gói bánh mứt cho người làm. Bởi, người bệnh cũng kiêng khem đủ thứ, làm sao biết được mùi vị bánh mứt, thịt kho tàu, dưa hấu đỏ.


Nhiều trong số những người làm nghề chăm sóc bệnh nhân chấp nhận không có tết để người thân có đủ tiền ăn tết. Chị Tuyết kể về trường hợp chị Hằng (35 tuổi, quê Sóc Trăng): "Chị Hằng có 4 người con, đứa lớn nhất cũng mới học lớp 10. Chồng chị ấy sức khỏe không được tốt, quanh năm bám lấy mấy đám ruộng dưới quê kiếm lúa nuôi con. Tiền ăn học của mấy đứa nhỏ trông chờ vô đồng lương chăm sóc người bệnh của chị Hằng. Qua tết, vô học kỳ mới, phải đóng tiền học, chị ấy không về quê mà ở lại tranh thủ làm kiếm tiền gửi về quê cho mấy đứa con. Tết, người ta trả tiền công nhiều hơn, về quê cũng không vui vẻ gì, không có quà bánh cho con nên đành lòng ở lại".


Tết ở bệnh viện của các cô, các chị cũng chẳng có gì ngoài những món quà tinh thần dành tặng cho nhau. Cô Chùm kể: "Nhà gần, tôi chạy về gom ít mứt, trái cây, mấy đòn bánh tét lên bệnh viện chia cho các chị đồng nghiệp. Mọi người chia bánh cho nhau và cùng kể cho nhau nghe những cái tết quê trong ký ức xa nhà. Nước mắt cũng có rơi, rồi thì nụ cười cũng trở lại. Guồng quay công việc cũng thôi thúc mọi người quen dần với cảnh sống xa nhà, xa Tết. Nhưng thương nhất vẫn là các ông bà già bị bệnh, tuổi già, bệnh tật, nỗi buồn xâm chiếm hết những khoảng thời gian họ ở bệnh viện vào dịp Tết. Nhiều người, tôi dỗ mãi không chịu ngủ, cứ nhất định chờ con cháu đến chơi".


Ngóng đợi chán chê, bệnh nhân quay sang hành người chăm sóc, hết ăn rồi bắt dẫn đi dạo, ăn không hết đạp đổ, có khi còn quấy khóc như trẻ con. Vậy mà, các chị không phiền lòng, hết mực nhẫn nại, ra sức khuyên nhủ, dỗ ngọt để các bệnh nhân ngoan ngoãn đi ngủ. Đợi người bệnh say giấc, các chị lại tranh thủ ra ban công vội vã gọi điện thoại về quê hỏi thăm sức khỏe, chúc tết cha mẹ già, dặn dò con cái chăm lo nhà cửa, cúng kiếng mấy ngày Tết. Và đâu đó nơi góc hành lang, những giọt nước mắt nhớ gia đình lăn tròn trên những khuôn mặt đã bắt đầu già theo năm tháng.








"Ăn ké" tết nhân ái dành cho bệnh nhân

Mấy năm gần đây, nhiều đơn vị, bệnh viện tổ chức những hoạt động ăn Tết ở bệnh viện cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nặng không thể về nhà. Hòa trong không khí đó, các chị làm nghề chăm sóc bệnh nhân cũng có dịp tham gia, sẵn sàng dành thời gian, công sức để trang trí, mua quà bánh để cùng mọi người có một cái Tết nhân ái và ấm áp ở bệnh viện. Mấy chị nói vui "ăn ké" Tết ở bệnh viện nhưng công việc của các chị xứng đáng được hơn thế.



NGỌC LÀI





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1bg7NjL

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Uống rượu hết nổi, bị bạn nhậu đâm thủng ruột



Đến lượt uống của mình nhưng chịu không nổi nên từ chối, hai thanh niên bị bạn nhậu chung bàn đâm thủng ruột phải đi cấp cứu.




Trưa mồng 1 Tết, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An tạm giữ hình sự Trần Nguyên Hãn (SN 1988, ngụ ấp Gò Dưa, xã Bình hiệp, thị xã Kiến Tường) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.


Vụ việc xảy ra khoảng 1h ngày 31/1, thời điểm diễn ra tiệc nhậu vui Xuân tại ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường. Trong số 5 người còn trụ lại tiệc nhậu có Trần Nguyên Hãn, Phan Hải Long (SN 1987, ngụ ấp Gò Dồ, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An) và Phan Chí Quốc (SN 1985, ngụ ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp).


Rượu vào lời ra, các "ma men" lúc này đã say. Khi ly rượu chuyền đến Long, anh này từ chối, sau đó tiếp tục đưa sang Quốc, Quốc cũng từ chối nốt vì không thể uống nỗi nữa. Bực tức, Hãn chửi thề và ép cả hai phải uống cạn nhưng đều bị lắc đầu.


Ngay lập tức, Hãn lấy con dao ở trên bàn đâm Long, Quốc nhiều nhát, làm thủng ruột cả hai, vết thương rất nặng nên phải đưa bệnh viện cấp cứu.


Phát hiện sự việc, người dân bắt giữ Hãn giao công an xã.




Theo Người lao động






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1bFBV4I

Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ


Thời khắc giao thừa năm mới vừa điểm, 2 bé trai đầu tiên của năm Giáp Ngọ đã chào đời tại bệnh viện Từ Dũ và Phụ Sản Hà Nội.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 1


Vào đúng thời khắc giao thừa Tết Giáp Ngọ, một bé trai kháu khỉnh nặng 3,5kg đã chào đời tại bệnh viện Từ Dũ trong niềm vui vô bờ của sản phụ Bùi Thị Thiên Trần Lê và chồng là anh Nguyễn Kim Phụng (37 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bằng phương pháp sinh thường.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 2


Bé trai kháu khỉnh nặng 3,5kg. Anh Phụng cho biết, dự định sẽ đặt tên con là Nguyễn Việt Kha.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 3


Cùng trong đêm, gần 40 bé khác cũng lần lượt chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ - Bệnh viện sản lớn nhất nước.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 4


Những em bé Giáp Ngọ đầu tiên của đất nước Việt Nam.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 5


Người cha hạnh phúc ôm con vào lòng.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 6


Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Quang Thanh cho biết trong đêm giao thừa, bệnh viện đã huy động 170 y, bác sĩ túc trực để chào đón cho các em bé.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 7


Khoảnh khắc ngộ nghĩnh của bé sơ sinh chào đời trong buổi sáng đầu năm Giáp Ngọ 2014.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 8


Trong đêm giao thừa, bệnh viện tổ chức tặng 10 phần quà cho các bé chào đời đúng vào thời khắc linh thiêng.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 9


Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bé trai đầu tiên cũng ra đời vào 0h05, khi thời khắc giao thừa vừa mới điểm.


Những 'chú ngựa con' đầu tiên của năm Giáp Ngọ - Ảnh 10


Bác sĩ trao quà cho các phụ sản. Tính đến rạng sáng mồng 1 Tết Giáp Ngọ, tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có 9 em bé mới chào đời.


Thanh An (tổng hợp)





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1bcffMJ

Tinh hoa võ ngựa trong võ thuật cổ truyền dân tộc


Đòn nghịch mã - tuyệt kỹ của các cao thủ


Võ ngựa là một trong những di sản của võ thuật dân tộc cũng như võ thuật nhân loại. Võ ngựa được ứng dụng rất cao trong nền võ thuật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở nước ta. Hầu hết trong chiến tranh, thời cổ trung đại thì kỵ binh luôn là lực lượng chủ lực, quyết định sự thắng bại trên chiến trường. Cũng chính vì vậy, võ ngựa được ra đời và phổ biến từ rất sớm và là một trong những thành tựu của nền võ thuật nhân loại.


Bàn về võ ngựa trong di sản võ thuật của dân tộc, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng: Võ ngựa được ứng dụng phong phú và linh hoạt trong lịch sử dân tộc. Từ việc cha ông ta đã dùng ngựa để di chuyển trong chiến đấu, đến việc mô phỏng hình ảnh con ngựa để sáng tạo ra các đòn đánh, thế đánh hữu dụng. Di sản về võ ngựa trong nền võ thuật của dân tộc rất lớn nhưng điểm độc đáo nhất của võ ngựa phải kể đến các thế đá nghịch mã, các thế hồi mã cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thế võ ngựa và cách di chuyển chiến đấu của ngựa tạo nên những thế đánh độc đáo và đầy sức mạnh.


Theo võ sư Văn Thắng, trong võ ngựa trước hết phải nhắc đến việc dùng ngựa di chuyển trong chiến đấu. Trong các thế di chuyển độc đáo nhất là thế di mã và thế phi hành mã. Các thế di chuyển này luôn được kỵ binh thời xưa ứng dụng nhằm tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù. Phần quan trọng nhất của võ ngựa đó chính là các đòn, thế mô phỏng hình ảnh con ngựa. Võ học gọi thủ pháp ngựa tức là thủ pháp đảo mã. Hiện có 3 thủ pháp đảo mã cơ bản gồm, trực tiền mã - di chuyển phía trước; âm dương mã - cách di chuyển hai bên và hậu mã - ngựa lùi. Cùng với đó, võ cổ truyền còn sáng tạo ra các bộ pháp của ngựa như mã tấn (thế đứng ngựa), thủ mã (thế thủ của ngựa), hợp mã (các bộ pháp kết nối của ngựa), mã cước (cú đá của ngựa), đỉnh cao nhất là các thế đá nghịch mã cước (đá hậu). Trong chiến đấu, các thủ pháp đảo mã được ứng dụng để phá thế của đối phương và tạo thế tung những đòn nghịch mã. Tất cả các thủ pháp di chuyển đều tạo điều kiện để thực hiện các đòn nghịch mã cước - đá hậu.


Tinh hoa võ ngựa trong võ thuật cổ truyền dân tộc - Ảnh 1


Các đòn đá nghịch mã có súc công phá mạnh để triệt hạ đối thủ

Cũng theo vị võ sư này, các đòn đá hậu - nghịch mã cước chính là tinh hoa của võ ngựa. Đến nay, có ba cú đá cơ bản và quan trọng nhất mà các cao thủ lâu nay vẫn tu luyện và thường dùng. Đòn đá này đòi hỏi sự khổ luyện và kỹ thuật cao, do đó không phải cao thủ không dùng được. Chỉ những người luyện võ đạt đến độ điêu luyện mới sử dụng thành thạo được nó. Trong thể thao, các đòn đá này được ứng dụng ở nhiều môn võ khác nhau và thông thường nó được "ăn" thang điểm cao nhất.


Thứ nhất, đòn Lạc mã cước, đây là cú đá khi đối phương tấn công, ta vặn người sang bên và thực hiện cú đá hậu khiến đối phương bất thần. Thứ hai, đòn nghịch mã cước: Cú đá nghịch mã là cú đá hiểm hóc nhất trong võ ngựa, cú đá này vừa để hoá giải địch thủ, vừa để tấn công địch thủ. Đối phương càng tấn công nhanh, càng dùng lực, thì càng nguy hiểm cho chính họ. Khi thực hiện, ta tấn công đối phương một cú đá, bị bắt chân, ta phản đòn bằng cách tung người trên không, đá ngược về phía sau làm đối phương ngã vật về phía sau, có thể gây tổn thương nặng về lục phủ ngũ tạng. Thứ 3 là cú đá Bạt mã cước. Đây là cú đá khá phức tạp để phản cước đối phương. Khi đối phương tấn công bằng một đòn đá (đòn cước), ta dùng nhu quyền (tay) để cản phá, vô hiệu, và tung lên ngọn cước sấm sét vào mặt đối phương và bay lên trên không một cú đá úp sọt quật ngã đối phương.


Đòn hồi mã - tuyệt kỹ của các dũng tướng


Nói về võ ngựa trong võ thuật, võ sư Văn Thắng cho rằng, cần phải nhắc đến các đòn hồi mã của binh khí dài trong tư thế đang cưỡi ngựa chiến đấu. Trong lịch sử dân tộc thời cổ trung đại, cha ông ta thường chiến đấu trên chiến trường rộng lớn nên sử dụng binh khí dài để tấn công và phòng thủ đối phương. Người xưa gọi các binh khí (thương, đao, kiếm, côn, xích) là vua chiến trường. Trong các đòn thế nguy hiểm khi dùng các binh khí này phải kể các thế đánh hồi mã. Các đòn đánh này đều là đòn hiểm, được các dũng tuớng áp dụng trong hoàn cảnh khi đối phương rượt đuổi. Các dũng tướng luôn sử dụng thành thạo các đòn đánh này để giải thế nguy, thậm chí đoạt mạng đối phương khi dụ được đối thủ vào thế rượt đuổi trên chiến trường.


Đòn hồi mã thương là đòn đánh tổ hợp, công thủ với nhiều biến ảo. Khi đối phương rượt đuổi trên chiến trường, ta ngoắt thương về phía sau để khống chế đòn đánh của đối thủ, rồi dùng một đòn hồi mã thương trên đỉnh đầu. Tiếp đó, dùng thương đánh vào yết hầu đối phương và quặt xuống hạ đan phóng vào hạ bộ. Đòn nghịch mã đao, được dùng khi đối phương tấn công bằng một đòn chém trên đỉnh đầu. Khi đang thế phi ngựa tiến hành cân bằng đao thượng thủ (đưa ngang trên đỉnh đầu để hoá giải đòn chém đòn bổ đầu của đối phương). Sau đó, dùng đòn chém xung thiên (Loan đao chém hình vòng cung từ trước ra sau theo hướng nhằm đầu của đối phương). Đòn hồi mã kiếm (trong cưỡi ngựa dùng song kiếm), dùng thế thượng trấn hậu triệt, hoành đảo tàng vân. Trong thế này, thượng trấn hậu triệt, một thế hoành đảo tàng vân, tiến đến thượng đỉnh, hậu thích.


Võ sư Nguyễn Văn Thắng nhận định: "Võ cổ truyền của dân tộc, một bài tổng hợp về võ ngựa thì xưa nay chưa từng có. Nhưng, tất cả các bài quyền, các thế chiến đấu đều dùng võ ngựa là một trong những nền tảng. Võ ngựa nổi trội nhất đó chính là cách di chuyển như di mã, phi mã độc đáo không thế võ nào hơn. Trong đòn cước, võ ngựa là đệ nhất (đột ngột, nguy hiểm). Ở bốn phương tứ hướng của các thế đánh thì thế hồi mã, nghịch mã, hậu mã đều là thế độc thủ và nguy hiểm cho đối phương.








Tinh hoa muôn loài qua các thế võ

Cách di chuyển bộ pháp khi dựa theo nhiều loại động vật, nhưng cách di chuyển trên mặt đất nhanh nhẹn nhất là ngựa, mạnh mẽ trầm lắng là hổ, luồn lách là xà, thanh nhẹ như chim. Trong bốn thế tứ đẳng công (khắc, chế, phản, biến) thì võ ngựa cùng với võ xà và võ hầu là mạnh nhất. Ưu thế của khỉ là trên không, ưu thế của xà là luồn lách trên mặt đất, ưu thế của ngựa là di chuyển trên mặt đất. Vì thế, trong thực chiến, nhiều cao thủ kết hợp cách di chuyển của võ ngựa với cách đánh các lối khác như Hổ quyền mã tấn (ứng dụng đòn tay mạnh mẽ của võ hổ với sự vững chãi, nhanh nhẹn của thủ pháp ngựa)…



Trinh Phúc





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1bcfeZ9

Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh


Suốt 7 năm nay, cứ Tết đến, nghệ nhân Thanh Tâm (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) lại tạo hình một con giáp bằng vỏ trứng. Tết năm nay, ông làm được 40 chú ngựa.


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 1


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 2


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 3


Trong buổi sáng đầu xuân Giáp Ngọ 2014, trong căn nhà tại chung cư Nguyễn Văn Lượng 2 (đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM), ông Tâm vẫn say sưa bên các tác phẩm tạo hình bằng vỏ trứng với câu chúc Tết Mã đáo thành công.


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 4


Giữa không khí vui xuân, bàn cờ cá ngựa cũng hiện diện trong giờ giải trí của nhiều gia đình. Trong ảnh: Cờ cá ngựa bằng vỏ trứng.


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 5


Xen lẫn với những niềm vui của ngày đầu xuân Giáp Ngọ, nghệ nhân Thanh Tâm cũng nhắc nhở con cháu, học trò của mình tinh thần tương thân tương ái, sống vì cộng đồng. Trong ảnh: Những chú ngựa thể hiện nội dung "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 6


Nghệ nhân chia sẻ, trước đây khi còn đi dạy Anh văn, ông hay lấy đồ vật để minh họa cho bài giảng của mình nhằm kích thích sự tò mò, tạo hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Từ ý tưởng đó, ông đã lấy vỏ trứng để tạo hình các con vật, đồ vật khi Tết đến. Trong ảnh: Bầy ngựa thể hiện nội dung "Đường xa mới biết ngựa hay".


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 7


"Ngựa non háu đá".


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 8


Với những mẫu hình tạo vật mùa xuân Giáp Ngọ, nghệ nhân Thanh Tâm cũng nhắn gửi tới người trẻ vui xuân đón Tết nhưng không quên công lao của các vị anh hùng dân tộc như Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh tan quân xâm lược. Với sự say mê tạo hình, từ năm 2011, nghệ nhân Thanh Tâm đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập "Người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất".


Ngắm ảnh ngựa làm bằng vỏ trứng ngộ nghĩnh - Ảnh 9


Trong năm mới Giáp Ngọ này, ông ước có nhiều sức khỏe để hoàn thành bộ sưu tập tạo hình 12 con giáp bằng bỏ trứng.


Theo news.zing.vn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1khZC9j

40 'chú ngựa con' chào đời trong sáng đầu năm ở Sài Gòn



Tính từ thời khắc giao thừa Tết Giáp Ngọ đến 7h sáng ngày mùng 1, bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đón 40 bé sơ sinh ra đời.



Trước đó, vào đúng thời khắc giao thừa Tết Giáp Ngọ, một bé trai kháu khỉnh nặng 3,5kg đã chào đời tại bệnh viện Từ Dũ trong niềm vui vô bờ của sản phụ Bùi Thị Thiên Trần Lê và chồng là anh Nguyễn Kim Phụng (37 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bằng phương pháp sinh thường.


Được trao bế con trai trong vòng tay, người cha hạnh phúc nghẹn ngào không nói nên lời. Anh Phụng cho biết, dự định sẽ đặt tên con là Nguyễn Việt Kha.












Giám đốc bệnh viện Từ Dũ Lê Quang Thanh trao em bé và tặng quà đầu mới cho anh Phụng.



“Đây quả là một điều tuyệt vời đối với người mẹ 37 tuổi sinh con so”, bác sĩ Hồ Kỳ Thu Nguyệt, trưởng ca trực đêm giao thừa, nói.


Bác sĩ Nguyệt cho biết thêm chị Lê là sản phụ lớn tuổi, nhưng khi sinh không phải can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật để lấy em bé.












Trong đêm giao thừa, bệnh viện tổ chức tặng 10 phần quà cho các bé chào đời đúng vào thời khắc linh thiêng. Ảnh: Chồng của sản phụ Nguyễn Thị Thùy Linh (32 tuổi, ngụ quận 7) sinh con lần 2, được bác sĩ Lê Quang Thanh tặng quà.













Khoảnh khắc ngộ nghĩnh của bé sơ sinh chào đời trong buổi sáng đầu năm Giáp Ngọ 2014.



Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Quang Thanh cho biết trong đêm giao thừa, bệnh viện đã huy động 170 y, bác sĩ túc trực để chào đón cho các em bé. Bác sĩ Thanh dự tính từ thời khắc giao thừa tới 7h sáng ngày mùng 1, bệnh viện sẽ đón khoảng 40 "chú ngựa con" chào đời.

Theo Zing





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1kgJXqL

Hà Nội đêm Giao thừa Giáp ngọ 2014 thời tiết cực đẹp


Hiếm có Tết nguyên đán nào thời tiết lại chiều lòng người như Têt Giáp ngọ 2014 này. Nhiệt độ ngoài trời Hà Nội khoảng 170C, chỉ đủ hiu hiu rét cho không khí xuân càng thêm ấm áp.


Đêm giao thừa, 30/1, từ khoảng 19 giờ, hàng nghìn người đã đổ ra đường phố để chờ đón giây phút Giao thừa thiêng liêng.


Một không khí rộn ràng đã bắt đầu bao trùm khắp phố phường Hà Nội.




Đông nhất trong buổi tối hôm nay phải kể đến các địa điểm bố trí bắn pháo hoa như hồ Hoàn Kiếm, hồ Ngọc Khánh… Từng hàng người dài tấp nập kéo nhau ra đông kín các khu vực này.


Hoàn tất bữa cơm cuối cùng trong năm thật nhanh, cả gia đình anh Trần Văn Quang (Quán Sứ, Hà Nội,) gồm 6 người đã rủ nhau lên hồ Hoàn Kiếm để chờ đợi giây phút chuyển giao giữa hai năm. Chen lấn giữa dòng người đã bắt đầu dần đông lên, anh chia sẻ: “Đã 5 năm nay, cả gia đình chúng tôi đều lên hồ để đợi xem pháo hoa và chung vui cùng mọi người. Đây là thời khắc để cả nhà có thể sum họp và chia sẻ với nhau, nguyện cầu một năm mới may mắn.”




Những cán bộ chiến sĩ công an, quân đội vẫn nghiêm túc bảo vệ bình an cho người dân đi đón Tết


Cậu con nhỏ của anh Quang, năm nay mới học lớp 2, mắt sáng ngời khi nhìn cả dãy phố rực rỡ ánh đèn. Trong phút chốc, những Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ… bỗng hóa thành những con đường ánh sáng, những con đường nêm chặt nụ cười và niềm vui.


Hòa chung vào không khí này, chị Nguyễn Thị Dung, vốn quê ở Hoàng Mai, Nghệ An, lần đầu tiên làm dâu Hà Thành, ngẩn người ra một lúc khi nhìn thấy bạt ngàn hoa, bạt ngàn ánh sáng xung quanh điểm bắn pháo hoa quan trọng nhất. Dung cho hay: “Đây là lần đầu tiên em được đón Giao thừa tại Hà Nội. Dù xa nhà, nhưng không khí rộn ràng ở đây cũng khiến em cảm thấy ấm lòng hơn.”


Trong khi dòng người mỗi lúc một đổ về đông hơn, lực lượng an ninh cũng đang căng mình tại các điểm chốt đã được lập từ trước đó. Các chiến sỹ cảnh sát giao thông được tăng cường tại các điểm ngã tư, đảm bảo tránh ùn tắc.


Bác Vũ Ngọc Toàn (56 tuổi, tổ trưởng tổ bảo vệ khu dân cư số 4, phường Phố Huế) chia sẻ: “Với tinh thần đảm bảo an ninh, toàn phường đã chia làm 3 tổ, chốt khắp các địa điểm trọng yếu của phường.”


“Mặc dù phải qua Giao thừa chúng tôi mới được về với gia đình, nhưng nhiệm vụ đã được giao, mọi người đều cố gắng hoàn thành,” bác Toàn vừa ngó ra dòng người đông nghịt vừa tâm sự.



Sát giờ giao thừa, những công nhân vệ sinh vẫn cặm cụi làm việc


Khác với mọi người, vợ chồng anh Lê Văn Thời (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ nhiều năm nay đã mang lộc ra hồ Hoàn Kiếm để bán. Tay cầm những nhành sống đời tươi tốt, anh Thời cho hay: “Cả 3 vợ chồng, con cái chúng tôi năm nào cũng ra đây, vừa bán, vừa đợi pháo hoa. Thu nhập mang lại cũng ‘kha khá’, như một khoản lì xì đầu năm cho công việc hanh thông hơn.”


Dòng người đổ ra phố mỗi lúc một đông hơn, đợi chờ thời khắc giao mùa thiêng liêng.


B.Tuấn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1fq0GXn

Đêm giao thừa Bộ trưởng Trần Đại Quang ‘vi hành’ xuống tổ 141


Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đến động viên anh em, chiến sỹ 141 Công an Hà Nội trực đêm 30 Tết. Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội.




Bộ trưởng Trần Đại Quang tặng quà, động viên các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho người dân Thủ đô đêm giao thừa đón năm mới Giáp ngọ 2014


Tại chốt trực Bộ trưởng Trần Đại Quang đã động viên các cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội làm tốt nhiệm vụ được giao vì sự yên bình của người dân. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã tặng quà các cán bộ, chiến sỹ và tàng quà nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014.


“Để nhân dân Thủ đô được đón Tết Giáp Ngọ yên bình, đó là niềm vinh dự và cũng là nhiệm vụ của lực lượng Công an Hà Nội”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.


B.Tuấn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1badyMQ

Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết


Trong khi mọi người đều đang tấp nập chuẩn bị đón giao thừa, thì hàng trăm hành khách của các hãng hàng không vẫn mòn mỏi chờ làm thủ tục bay để về nhà ăn Tết.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 1


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 2


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 3


Hành khách của hãng Vietnam Airlines xếp hàng "rồng rắn" để chờ đến lượt được làm thủ tục lên máy bay.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 4


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 5


Còn rất nhiều hành khách của hãng Vietjet Air cũng đang tấp nập làm thủ tục chuyến bay.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 6


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 7


Phía bên ngoài nhà ga sân bay, rất nhiều hàng khách ngồi xếp hàng dài chờ tới giờ làm thủ tục.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 8


Hành khách nằm vạ vật khi chưa tới giờ làm thủ tục.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 9


Tranh thủ ngủ gục.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 10


Em bé theo cha mẹ về quê ăn Tết cũng phải lăn lộn, ngồi vạ vật ở phía ngoài nhà ga sân bay.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 11


Tuy nhiên, vẫn còn những hành khách mua vé trực tiếp tại quầy vé.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 12


Hành khách này mua phải vé máy bay "ma". Tới giờ lên máy bay, bà tới làm thủ tục tại phòng vé của Vietnam Airlines thì nhận được tin báo không có tên trong các chuyến bay của hãng. Hành khách hốt hoảng gọi điện cho phòng bán vé nhưng không có người nghe máy.


Hàng trăm khách vẫn vạ vật tại sân bay chiều 30 Tết - Ảnh 13


Tấm vé máy bay "ma" mà bà Lành mua phải của phòng vé lừa đảo, cả tiền dịch vụ là 2,6 triệu đồng. Mọi thông tin trên tấm vé của bà Lành khác hẳn các thông tin thông thường mà hãng Vietnam Airlines in ấn ở các phòng vé.


Theo news.zing.vn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1fpERqT