Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Cả gia đình bị đốt khi đang ngủ


Ngày 31/8, Công an huyện Thới Bình (Cà Mau) cho biết, đang truy tìm hung thủ gây ra vụ phóng hỏa nhà anh Đoàn Văn Quang (37 tuổi, xã Tân Bằng) khiến 3 người bị bỏng.


Theo thông tin ban đầu, khoảng 1h sáng ngày 29/8, khi cả nhà đang ngủ, anh Quang chợt tỉnh giấc vì nghe tiếng chó sủa.



Vợ chồng anh Quang cùng cháu Thủy đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.


Vừa ngồi dậy, bước chân khỏi giường thì cánh cửa phòng bị đạp bung, một kẻ lạ mặt bất ngờ ném đuốc rồi tạt xăng vào giường ngủ vợ chồng anh.


Do không chạy kịp, cháu Đoàn Như Thủy (10 tuổi, con gái anh Quang) bị lửa liếm xém khắp người. Anh Quang bị bỏng ở lưng, vợ bỏng ở vai.


Rất may, tại thời điểm xảy ra vụ việc, 3 đứa con còn lại ngủ giường kế bên nên may mắn chạy kịp.


Các bác sỹ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết cháu Thủy bị bỏng trên 90% cơ thể độ 2, 3, hiện sức khỏe đang rất nguy kịch.


Phía vợ chồng anh Quang cho biết, trước thời điểm bị phóng hoả khoảng 4 ngày, gia đình có mâu thuẫn với hàng xóm về đất đai.


Theo Vietnamnet





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/ca-gia-dinh-bi-dot-khi-dang-ngu-a100726.html

Bác sĩ mổ nhầm phổi, bệnh nhân suýt chết


BS Võ Tiến Cường đã bị tạm đình chỉ công tác vì xảy ra sai sót khi đọc phim, mổ đặt ống dẫn khí cho người bệnh.


Trước đó, sáng 28/8, anh Lê Văn Giang (29 tuổi, trú tại phường Hưng Phú, Q.Cái Răng, TP. Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng tràn khí màng phổi bên trái, tuy nhiên bác sĩ lại mổ (tiểu phẫu) bên phải.


Mẹ của anh Giang là bà Dương Thị Tiết kể lại, trước khi nhập viện Giang vẫn đi làm phụ hồ bình thường. Sau khi đưa Giang vào Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ để khám thì các bác sĩ có chỉ định chuyển đến Bệnh viện Lao phổi để điều trị.



Bệnh nhân Lê Văn Giang bị mổ nhầm đặt ống tràn khí màng phổi và bà Dương Thị Tiết kể lại lúc con mình vật vã trong đau đớn.


Khi nhập viện, bác sĩ tiến hành chụp X-quang phát hiện tràn khí màng phổi, do đó bác sĩ cho đặt ống dẫn lưu màng phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ không nói rõ cho người nhà bệnh nhân là sẽ đặt bên trái hay bên phải.


Đến 15h cùng ngày, BS Võ Tiến Cường mổ (tiểu phẫu để đặt ống dẫn lưu) phía bên phải cho anh Giang. Sau khi đặt ống dẫn lưu thì người bệnh co giật, khó thở, mạch và huyết áp không đo được.


Trước tình trạng đó, các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy, chụp phim ngay tại giường bệnh.


Kết quả, bác sĩ Cường đã đặt ống dẫn lưu nhầm sau khi tiểu phẫu.


Trao đổi với PV, BS Hứa Trung Tiếp - PGĐ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ cho biết, khi phát hiện sự việc, các bác sĩ đã kịp thời chẩn đoán, chụp phim và cử BS Nguyễn Văn Nhã - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu làm trưởng kíp mổ, đặt ống dẫn lưu bên trái cho bệnh nhân Giang.


Đến thời điểm hiện nay, sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định.


Hội đồng kỷ luật bệnh viện đã tiến hành họp hội đồng chuyên môn. Dự kiến ngày 3/9, bệnh viện sẽ đưa ra hình thức kỷ luật đối với bác sĩ Võ Tiến Cường.





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/bac-si-mo-nham-phoi-benh-nhan-suyt-chet-a100724.html

Sinh viên ĐH Bách khoa chết đuối ở biển Thanh Hóa

Chiều 31/8, tại Thanh Hóa xảy ra liên tiếp 2 vụ đuối nước thương tâm khiến 1 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội và 1 học sinh cấp 2 tử vong. Danh tính sinh viên bị chết đuối là anh Nguyễn Hoàng Giang (SN 1990, trú Q.Đống Đa, Hà Nội).

Theo đó, nhân dịp được nghỉ lễ 2/9, anh Giang về nhà người bạn ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương để chơi. Khoảng 17h chiều 31/8, Giang cùng 3 người bạn rủ nhau ra tắm tại bãi biển địa phương. Trong khi đang tắm, do gặp sóng lớn, 4 người bị đánh dạt ra xa. Anh Giang do không biết bơi, khi gặp phải nước xoáy sâu nên đã tử vong, 3 người còn lại may mắn được cứu sống.


Đến gần 19h cùng ngày, thi thể anh Giang đã được tìm thấy, bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.













Hồ nước nơi cháu Hoàng bị đuối nước.



Trước đó, khoảng 13h ngày 31/8, cháu Nguyễn Văn Hoàng (SN 2001, trú xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tử vong do bị chết đuối sau khi ra tắm tại một hố công trình khai thác đá Núi Tọng, thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh.

Tại thời điểm đó, Hoàng cùng nhóm bạn ra khu vực trên tắm, do không biết bơi, nước sâu nên cháu bị nhấn chìm. Mặc dù được nhiều người dân chạy đến cứu đưa đi bệnh viện nhưng vẫn không qua khỏi.



Theo Tri Thức





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130901105013347/sinh-vien-dh-bach-khoa-chet-duoi-o-bien-thanh-hoa.html

Đường "tắm" dầu ăn, CSGT tự tay xúc cát lấp


Vào khoảng 10h30 trưa 31.8, trên đường Phạm Văn Đồng đoạn gần ngã ba Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng đã xuất hiện rất nhiều vệt dầu loang trên đường khiến cho giao thông bị cản trở theo hướng đi cầu Thăng Long.
Vệt dầu ăn loang lổ chiếm 1/2 mặt đường

Vệt dầu ăn loang lổ chiếm 1/2 mặt đường





Theo thông tin ban đầu thì vào thời điểm trên, có 1 người điều khiển xe gắn máy chở theo dầu đã va quệt nhẹ với 1 xe máy khác đang lưu thông cùng chiều. Do chở theo nhiều dầu ăn, xe cồng kềnh nên người điều khiển xe máy này đã không giữ vững được tay lái ngã ra đường. Hậu quả làm cho những thùng dầu ăn bị vỡ ra, dầu lan khắp đường.


Lực lượng CSGT dùng cát để lấp vệt dầu và điều tiết giao thông

Lực lượng CSGT dùng cát để lấp vệt dầu và điều tiết giao thông






Theo quan sát thì vệt dầu chiếm gần 1/2 lòng đường và kéo dài gần 100m, nhiều phương tiện khi di chuyển đến đây bị bất ngờ, trơn trượt nên ngã. Lòng đường bị thu hẹp lại do bị vệt dầu loang lấn chiếm, mà lượng phương tiện tham gia giao thông lại cao nên đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài. Các phương tiện di chuyển hết sức khó khăn theo hướng đi cầu Thăng Long.

Khoảng 11h lực lượng chức năng đã có mặt để phân luồng giao thông và khắc phục hiện trường. Các phương tiện đã có thể di chuyển chậm theo sự điều tiết của CSGT. Lực lượng CSGT đã tích cực xúc cát che vệt dầu loang để các phương tiện có thể yên tâm di chuyển qua đây mà không gặp tình trạng trơn trượt.






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130901103744811/duong-tam-dau-an-csgt-tu-tay-xuc-cat-lap.html

Bị tràn khí màng phổi trái, bác sĩ mổ... bên phải




Bệnh nhân Giang đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện



Chiều ngày 31.8, bác sĩ Hứa Trung Tiếp – Phó Giám đốc bệnh viện Lao và bệnh phổi TP. Cần Thơ, cho biết: bệnh viện đã đình chỉ công tác, chờ hội đồng kỷ luật xét kỷ luật bác sĩ Võ Tiến Cường.


Nguyên do bác sĩ này có sai sót lớn về chuyên môn, đọc phim chụp không chính xác, dẫn đến phẫu thuật đặt ống dẫn lưu bên phải, trong khi bệnh nhân bị tràn khí màng phổi trái. Sai sót này khiến bệnh nhân nguy kịch.


Bệnh nhân rơi vào trường hợp này là Lê Văn Giang, 29 tuổi, cư ngụ tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.


Trước đó, vào 13h9 ngày 27.8, bệnh nhân Giang nhập viện trong tình trạng khó thở. Bác sĩ tiến hành khám và chẩn đoán Giang bị tràn khí màng phổi. Bệnh nhân được chụp hình phổi và bác sĩ giải thích tình trạng bệnh với người nhà là phải mổ để đặt ống dẫn lưu.


Đến 14h bác sĩ Võ Tiến Cường đọc phim chẩn đoán bệnh nhân bị tràn khí bên phải nên tiến hành mổ và đặt ống dẫn lưu bên phải cho bệnh nhân. Ngay lập tức bệnh nhân đã bị choáng chấn thương, dẫn đến kích thích, co giật, tím tái và nguy kịch. Rất may là một điều dưỡng đã phát hiện.


Sau đó bệnh nhân được cho hồi sức cấp cứu và tiến hành chụp X- quang tại chỗ. Qua đó, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn khí màng phổi bên trái. Sau đó bác sĩ Nguyễn Văn Nhã- Trưởng khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện, đã mổ đặt lại ống bên trái cho bệnh nhân.




Bác sĩ Hứa Trung Tiếp- Phó giám đốc bệnh viện



Bác sĩ bác sĩ Hứa Trung Tiếp cho biết, sau 4 ngày mổ đặt ống đúng hiện sức khỏe bệnh nhân Giang đã ổn định, phổi nở lại tốt, khoảng 3 ngày nữa có thể rút ống ra.

Bác sĩ Tiếp cũng cho biết, sau khi khắc phục sự cố, Ban Giám đốc bệnh viện đã yêu cầu các khoa làm kiểm điểm từ khâu tiếp nhận bệnh đến lúc mổ sức khỏe bệnh nhân ổn định. Ngày 30.8, bệnh viện đã họp Hội đồng chuyên môn và kết luận bác sĩ Cường đã sai sót về chuyên môn, đồng thời đình chỉ công tác đối với bác sĩ này.



Bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ - nơi xảy ra sự việc hy hữu trên


Ban Giám đốc cũng đã mời người nhà bệnh nhân Giang lên xin lỗi và miễn toàn bộ viện phí trong những ngày điều trị tại bệnh viện.


Cũng trong ngày 30.8, bệnh viện Lao và bệnh phổi TP. Cần Thơ cũng đã báo cáo sự việc về Sở Y tế Cần Thơ. Dự kiến đến ngày 3.9, bệnh viện sẽ họp Hội đồng kỷ luật để xử lý trường hợp sai sót của bác sĩ Cường.


Bà Dương Thị Tiết, mẹ bệnh nhân Giang, cho biết: bà làm ghề bán cá ở chợ Tân An (TP. Cần Thơ). Bà có ba người con, chồng mất đã lâu. Giang làm thợ hồ cũng là lao động chính của gia đình. Cuộc sống gia đình rất khó khăn, làm ngày nào ăn ngày nấy nên khi Giang bị bệnh bà phải đi vay mượn tiền để trị bệnh cho con.



Bà Tiết - mẹ bệnh nhân Giang trao đổi với phóng viên


Trước đây Giang có tiền sử bệnh lao và đã được điều trị hết. Trước đó khoảng nửa tháng Giang đã một lần mổ đặt ống dẫn khí vì căn bệnh tràn dịch màng phổi và lần này là lần tái phát thứ hai.


Theo bác sĩ Tiếp, với bệnh nhân tràn khí màng phổi, khả năng tái phát nhiều lần là rất cao. Nên khả năng sẽ bị tái phát nữa là khó tránh khỏi, do đó sức khỏe của Giang sẽ rất hạn chế trong lao động nhất là với nghề làm hồ của anh.


Theo Dân Việt





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130901103600072/bi-tran-khi-mang-phoi-trai-bac-si-mo-ben-phai.html

Tai nạn kinh hoàng tại Quảng Bình


Chiếc xe tải mang biển số 73C-01261 đã đâm vào hai xe máy làm hai người đang đi trên xe máy chết tại chỗ.



Ảnh minh họa.


Vụ tai nạn này xảy ra tại cầu Văn Hóa, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.


Hiện, công an đang điều tra vụ việc.


Lê Giang





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/tai-nan-kinh-hoang-tai-quang-binh-a100723.html

2.400 con gấu và kinh phí chuyển nhượng


Đại diện tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, nếu người dân tình nguyện mang gấu đến bàn giao, có đơn tình nguyện, sẽ được trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo (tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận. Tuy nhiên, tổ chức này cũng khẳng định, nếu người dân yêu cầu kinh phí hỗ trợ cho việc bàn giao thì sẽ khó thực hiện, bởi không biết lấy đâu ra kinh phí.


Trả lời câu hỏi của PV Người Đưa Tin về việc giúp đỡ người nuôi gấu trong giai đoạn khó khăn này, đại diện tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết: Về mặt nhân văn, tổ chức sẽ hỗ trợ mua lại những chiếc lồng nhốt gấu của người dân chứ không thể hỗ trợ tiền mua gấu. Bởi lâu nay, việc người dân nuôi, nhốt gấu trong các lồng sắt nhỏ hẹp gây phản cảm rất lớn, nên việc mua lại cũng một phần nhằm tiêu hủy những chiếc lồng sắt vô cảm này.


Trong khi đó, trao đổi về việc này, TS. Tuấn Bendixsen (Việt kiều, quốc tịch Mỹ), Giám đốc trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cho biết: "Trong khi năm 2005, khi mới xây dựng Trung tâm thì rất khó để có gấu cứu hộ, nhưng từ đó cho đến nay, số lượng gấu tăng lên nhanh chóng. Vì ngoài lượng gấu được cứu hộ từ các trại do nuôi trái phép, không có chíp thì số gấu được các chủ trang trại chủ động chuyển giao cho Trung tâm cũng khá nhiều. Bây giờ, người ta cũng đã chán nuôi rồi, giá mật lại rẻ".



2.400 chú gấu đang "treo... lơ lửng"!


Theo tính toán của ông Tuấn Bendixsen: "Đến tháng 5/2013, Trung tâm đã tiếp nhận 106 con gấu. Hiện nay, mặc dù trung tâm đang tiếp tục được mở rộng nhưng mức tối đa chỉ có thể cứu hộ, tiếp nhận khoảng 200 cá thể gấu. Về lâu dài, điều lo ngại nhất là hiện chúng ta vẫn đang còn tới gần 2.400 cá thể gấu đang được nuôi, nhốt tại các trang trại, hộ gia đình để khai thác mật, những chủ đang có nguyện vọng trả lại cho Nhà nước. Nếu bây giờ họ trả lại một lúc gần 2.400 con thì sẽ rất khó giải quyết".


"Do đó, chúng tôi vừa thảo luận với bộ NN&PTNT về việc giúp xây dựng thêm một số trung tâm cứu hộ gấu nữa để đáp ứng lộ trình giải quyết số 2.400 con gấu. Và, để làm được việc này, Trung tâm sẽ phải kêu gọi các nhà tài trợ, song ngược lại, Nhà nước cam kết, nếu xây dựng thêm Trung tâm phải thực sự triệt để việc cấm săn bắt và cho nuôi nhốt trái phép hoặc dưới hình thức hợp pháp hóa bằng gắn chíp cho cá thể gấu như hiện nay. Còn nếu vẫn cứ cho phép nuôi tại hộ gia đình, trang trại thì việc xây dựng thêm trung tâm cũng không mang lại ý nghĩa", ông Tuấn Bendixsen khẳng định.


Chủ nuôi gấu cần có trách nhiệm


Đại diện cơ quan quản lý Cites Việt Nam cho hay, sẽ ủng hộ việc các chủ trại gấu chuyển nhượng lại gấu cho Nhà nước thông qua các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Mặc dù còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng theo đánh giá của Cites Việt Nam, các trung tâm cứu hộ hiện nay vẫn có đủ khả năng để cứu hộ, phục hồi các cá thể gấu trước khi thả chúng về rừng tự nhiên.


Đại diện Cites Việt Nam cũng phản ứng và không đồng tình với cách chăm sóc, nuôi dưỡng gấu ở các trang trại, nhà dân như hiện nay. Phần lớn, các cá thể gấu đang được nuôi nhốt hiện nay đều có nguồn gốc tự nhiên, bị săn bắn, mua bán trái phép rồi đưa về nuôi khai thác mật. Việc đua nhau săn bắt gấu vô tội vạ đã đe dọa môi trường tự nhiên, làm cạn kiệt dần loài gấu hoang dã. Các chủ nuôi cần có trách nhiệm với gấu, không nên chỉ vì giá mật gấu rẻ, không còn thu lợi như trước mà tìm cách "bán tháo", triệt hạ, bỏ đói, "tẩu tán", mặc gấu nhiễm bệnh...


"Hiện Cites Việt Nam cũng đang được tham gia soạn thảo lại Thông tư về quy chế quản lý gấu (mới) để thay thế cho quy chế cũ. Trong đó, sẽ bổ sung và nhấn mạnh thêm các quy định về điều kiện nuôi, nhốt gấu như chuồng trại, tiêu chuẩn vệ sinh và chế độ thức ăn, thú y cho gấu...", đại diện Cites Việt Nam cho biết.


Trong một diễn tiến khác, phản hồi thông tin PV Người Đưa Tin đưa tới, trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, sẽ có những động thái tích cực nhất về vấn đề này và sẽ có những khuyến nghị cụ thể với TP. Hà Nội và bộ NN&PTNT trong việc quản lý, nuôi, nhốt gấu chuồng trại của gia đình người dân hiện nay.


Trần Quyết





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/quan-ngai-ve-tuong-lai-cua-nhung-chu-gau-het-dat-a99463.html

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ


Bé 1 tuổi chết bất thường sau gần 2 ngày đi nhà trẻ tại Hà Nội


Cái chết của bé Trần Nhật Hương (12 tháng tuổi), con gái anh Trần Xuân Bách và chị Đậu Thanh Thủy (KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) vào ngày 27/8 khiến gia đình, người thân hết sức bàng hoàng, đau đớn và không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 1

Sự ra đi của cháu Hương quá nhanh khiến gia đình vô cùng bàng hoàng - (Ảnh gia đình cung cấp).


14 giờ chiều hôm xảy ra sự việc đau lòng, chị Thủy rụng rời chân tay khi nhận được điện thoại của các cô giáo trường mầm non Thiên thần nhỏ (Số 9, BT6, KĐT Việt Hưng) nói rằng cháu Hương đang cấp cứu tại bệnh viện Đức Giang.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 2

Trường mầm non Thiên thần nhỏ - nơi cháu Hương mới đến làm quen chưa đầy 2 ngày.


Ngay sau khi nhận được hung tin, chị Thủy cùng các thành viên trong gia đình tức tốc chạy tới bệnh viện nhưng đã muộn, các bác sĩ tại đây cho biết, cháu Hương đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Nguyên nhân ban đầu được các bác sĩ cho rằng, cháu bị sặc cháo.


Trong dòng nước mắt, chị Thủy nói: “Tôi mới gửi cháu ở trường mầm non Thiên thần nhỏ từ ngày 26/8, tính đến thời điểm cháu mất chưa đầy 2 ngày. Tôi không thể hiểu vì sao các cô giáo tại trường lại làm việc một cách tắc trách đến nỗi để xảy ra sự việc đau lòng này”.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 3

Di ảnh của cháu Hương tại nhà tang lễ Bệnh viện Đức Giang - (Ảnh: Báo Thanh Tra).


Khi gia đình anh Bách, chị Thủy yêu cầu phía nhà trường trả lời về nguyên nhân thì bà Cao Khánh Ly - người phụ trách trường mầm non Thiên thần nhỏ nói rằng: “Sau khi cho ăn xong, đến giờ các cháu ngủ trưa thì một cô giáo phát hiện cháu Hương nằm nghiêng và tiến hành đặt cháu nằm ngửa lại. Một lát sau các cô ở trường lại phát hiện cháu Hương có biểu hiện tím tái nên lập tức chở cháu đến bệnh viện”.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 4

Trong giấy đăng ký học của nhà trẻ cũng ghi rõ, nhà trẻ có trách nhiệm báo sớm nhất cho gia đình trẻ khi xảy ra trường hợp cấp cứu - (Ảnh: Báo Thanh Tra).


Mặt khác, khi gia đình yêu cầu phía nhà trường cung cấp đoạn video do camera theo dõi ghi lại thì phía nhà trường từ chối. Theo phản ánh của gia đình anh Bách, đại diện trường mầm non còn một mực khẳng định, cháu bị sặc tự nhiên chứ không phải do sặc cháo.


Anh Bách cho biết thêm: “Bình thường gia đình chúng tôi không bao giờ ép cháu ăn, hơn nữa cháu không hề có bất cứ biểu hiện của bệnh gì cả. Sự ra đi bất ngờ của cháu đặt ra cho gia đình rất nhiều câu hỏi. Phải chăng lãnh đạo nhà trường cố tình che giấu việc làm ăn tắc trách để xảy ra hậu quả đau lòng trên?”


“Gia đình rất đau lòng và không có ý định đưa bé đi khám nghiệm tử thi nhưng bên phía trường mầm non chối bỏ trách nhiệm nên gia đình đành lòng đưa bé đi mổ khám nghiệm và nhờ bên công an điều tra làm rõ vụ việc”, chị Thủy nghẹn ngào. Sáng ngày 29/8, gia đình đã làm lễ an táng cho cháu Hương tại nhà tang lễ bệnh viện Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.


Hiện công an quận Long Biên đang tiến hành điều tra vụ việc. Được biết, trường mầm non Thiên thần nhỏ mới được thành lập và đi vào hoạt động được hai năm nay, theo duy nhất một quyết định thành lập do một cấp phường ký. Trường hiện có 3 lớp với 6 giáo viên, do bà Dương Thị Trang - cựu hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Bàn (quận Long Biên) làm hiệu trưởng.


Cháu bé 5 tuổi chết thảm ở nhà trẻ không phép


Vụ việc thương tâm đã xảy ra vào ngày 6/2/2012 tại nhà trẻ Bảo Hạ ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nạn nhân là cháu Trịnh Minh Hoàng (5 tuổi, ngụ xã ấp Đồng Nai, Hóa An, TP Biên Hòa).


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 5

Nhà trẻ Bảo Hạ


Trước khi xảy ra tai nạn 2 tháng, cháu Hoàng được giao đình gửi tại nhà trẻ Bảo Hạ do bà Đào Thị Trịnh (47 tuổi, ngụ tỉnh Quang Nam, tạm trú ấp Đồng Nai, xã Hóa An, TP Biên Hòa) làm quản lý. Cha ruột của cháu Hoàng là ông Trinh Minh Phú, cho biết, gia đình gửi con tại nhà trẻ Bảo Hạ với tiền công gửi là 25 ngàn đồng/ngày.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 6

Vợ chồng ông Trịnh Minh Phú đau buồn trước cái chết đột ngột của con.


Theo lời khai của bảo mẫu Trịnh, thời điểm trên, bà mở cửa phía bên hông nhà trọ cho một số cháu bé ra khuôn viên quán cà phê bên cạnh chơi. Chỉ khoảng 1h sau, bà Trịnh thấy vắng mặt cháu Hoàng nên đã tổ chức tìm kiếm. Khi tìm dọc quanh hồ nước trong khuôn viên quán cà phê, cách nhà trẻ khoảng 30m thì bà Trịnh tá hỏa khi phát hiện thi thể cháu Hoàng nằm dưới hồ nước, nên tri hô.


Nghe tiếng kêu cứu, một số người khách có mặt trong quán cà phê đã chạy tới, nhảy xuống hồ cứu cháu Hoàng. Sau khi được vớt lên bờ và đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai cấp cứu, tuy nhiên cháu đã tử vong.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 7

Hiện trường hồ nước nơi cháu Trịnh Minh Hoàng gặp nạn.


Được biết, hiện trường cháu Hoàng gặp nạn là hồ nước nhân tạo rộng khoảng 1000m2, sâu hơn 1,5m.


Nhà trẻ Bảo Hạ của bà Trịnh là do bà này thuê nhà trọ của một người dân để làm công việc giữ trẻ. Điều đáng nói là giấy phép kinh doanh của cơ sở này đã hết hạn từ cuối năm 2009, tuy nhiên mỗi ngày bà Trịnh vẫn nhận giữ 20 – 25 cháu bé, với mức tiền công do cha mẹ các cháu chi trả là 500 – 600 ngàn đồng/tháng/cháu.


Cô giáo làm ngã bé xuống sàn nhà tắm


Đầu năm 2013, cô giáo Nguyễn Thị Hoa, công tác tại trường mầm non ngoài công lập Tuổi Ngọc 4, TP Biên Hòa, Đồng Nai đã bị kết án 2 năm tù giam vì bất cẩn làm ngã trẻ xuống sàn nhà tắm gây tử vong.


Sự việc xảy ra vào tháng 11/2009, bé trai Nguyễn Hà Việt Anh (gần 15 tháng tuổi) được gia đình đưa đến gửi tại trường mầm non, cô Hoa là người trực tiếp nhận và trông bé.


Những cái chết đau lòng của trẻ em khi đi nhà trẻ 8

Bé Nguyễn Hà Việt Anh trong bệnh viện trước khi qua đời.


Do mới nhập học được vài ngày, xa cha mẹ, chưa quen môi trường tập thể nên bé khóc, đi vòng vòng, không ngồi yên.

Sau khi ăn hai bữa, bé đi vệ sinh, Hoa đưa bé vào cởi quần, xối nước, lau khô rồi bế bé ra ngoài lấy quần mặc. Ngay sau đó, bé có biểu hiện co giật rồi hôn mê, được chuyển đến bệnh viện. Sau 5 ngày, bé chết do chấn thương sọ não.


Ban đầu, cô giáo Hoa không thừa nhận đã bất cẩn trong việc trông nom, chăm sóc dẫn đến cái chết của bé. Hoa một mực cho rằng bé có thể đã bị té từ nhà.


Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả giám định pháp y: nạn nhân bị nứt sọ, tụ máu ngoài màng cứng, tổn thương là tổn thương trực tiếp, không có khoảng tĩnh, sau chấn thương bị hôn mê ngay, từ đó loại trừ khả năng bé bị té trước đó, cơ quan chức năng kết luận Hoa đã bất cẩn làm bé té ngã xuống sàn nhà tắm gây tử vong.


Bé gái 13 tháng tuổi chết ngạt ở trường mầm non


Tháng 11/2011, bé Nguyễn Lâm Ngân Khánh (13 tháng tuổi), học lớp nhà trẻ tại điểm phụ của Trường Tư thục Hạnh Phước (phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, Kiên Giang), đã bị cắm đầu vào xô nước (chứa khoảng 25 lít nước, dùng để tắm cho các cháu) tại phòng tắm của trường, dẫn đến bị ngạt nước chết. Bé Ngân Khánh là con chị Lâm Khánh Quyên (SN 1984, giáo viên dạy chính của trường này).

Điểm trường này nhận dạy và chăm sóc khoảng 30 bé. Sau khi tắm xong cho các bé vào khoảng 16h, cô Trần Thị Thùy Dung đã gửi các cháu lại cho cô Đỗ Thị Nhung và bảo mẫu Huỳnh Thị Thảo (SN 1984) để về điểm trường chính ứng lương. Một lúc sau, các cô phát hiện bé Khánh bị cắm đầu trong xô nước và chết do ngạt nước.


Được biết, hai cô giáo dạy ở điểm trường này, một người chỉ hợp đồng lao động được hơn 1 tháng, người còn lại cũng chỉ mới làm việc hơn 4 tháng.


Bé trai chết tại nhà trẻ vì tivi rơi vào đầu


Ngày 13/6/2011, tại cơ sở trông trẻ của bà Nguyễn Thị Gái, cháu Lê Nhật Minh (SN 2006, quê ở xã Thụy Quỳnh – huyện Thái Thụy – Thái Bình), tạm trú tại 91/96 Chợ Hàng (quận Lê Chân, Hải Phòng) đang nằm ngủ thì bất ngờ bị chiếc ti vi 29 inch từ trên chiếc kệ gỗ đã cũ rơi trúng đầu. Cơ sở trông trẻ của bà Nguyễn Thị Gái ở 91/39 Miếu Hai Xã – Dư Hàng Kênh – quận Lê Chân – Hải Phòng.


Ngay sau đó, cháu Minh được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng do vết thương quá nặng, đến sáng ngày 14/6, cháu bé đã không qua khỏi.


Qua xác minh, cháu bé chết do chấn thương sọ não. Tai nạn xảy ra là do chiếc kệ ti vi của nhà bà Gái đã quá cũ kỹ, xập xệ, lại được đặt ở gần nơi cháu Minh nằm ngủ nên đã xảy ra tai nạn đáng tiếc nói trên.


Tại thời điểm xảy ra tai nạn, nhà bà Gái nhận trông 13 đứa trẻ. Cơ sở trông giữ trẻ của bà Gái không có giấy phép hành nghề.


Cháu Minh là con đầu lòng của anh Lê Văn Quân (SN 1975) và chị Nguyễn Thị Mai (SN 1982), quê ở Thái Bình. Hai vợ chồng anh Quân đến làm công nhân tại các nhà máy ở Hải Phòng. Vì đồng lương ít ỏi, không có điều kiện gửi con ở những cơ sở uy tín, anh chị đã phải gửi ở cơ sở tự phát của bà Gái từ khi cháu 18 tháng tuổi.


Theo Trí thức trẻ





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130831115536985/nhung-cai-chet-dau-long-cua-tre-em-khi-di-nha-tre.html

Nam thanh niên vật vã bên thi thể người yêu


Được nghỉ lễ, cặp đôi chở nhau đi thăm chị nhưng khi trở về thì găp tai nạn khiến một nữ sinh viên chết thảm dưới bánh xe tải.


Vụ tai nạn thương tâm xảy ra đêm 30/8 trên quốc lộ 1A, đoạn qua dốc Thiên Thu, P.Bình Thắng, TX.Dĩ An, T.Bình Dương.


Thông tin ban đầu cho biết, chị Phạm Thị Bé (20 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe máy chở người yêu là anh Trần Văn Thiều (23 tuổi, quê tỉnh Lâm Đồng) về TP.HCM. Khi lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua dốc Thiên Thu đối diện cây xăng Bình Thắng, chị Bé không làm chủ tay lái làm cả hai bị ngã xuống đường.











tai nạn, Dĩ An, Bình Dương, người yêu, nam thanh niên, thi thể, vật vã, nghỉ lễ

Hiện trường vụ tai nạn làm nữ sinh viên tử vong trên quốc lộ 1A.



Chị Bé không may ngã ra làn đường xe ô tô liền bị một xe tải chạy ngay phía sau không kịp xử lý cán qua người làm chị tử vong ngay hiện trường.


Anh Thiều do ngã vào phía làn đường xe máy nên may mắn bị xây xát nhẹ. Khi thấy người yêu bị cán chết, anh Thiều đau đớn than khóc vật vã bên thi thể người yêu khiến ai trông thấy cũng đau xót.


Được biết, chị Bé là sinh viên một trường đại học ở tỉnh Bình Dương. Do bắt đầu được nghỉ lễ, chị Bé cùng anh Thiều chạy xe về TP.HCM để thăm một người chị nhưng không may bị tai nạn thương tâm.


Đến 20h cùng ngày, hiện trường vụ tai nạn được lực lượng chức năng điều tra, giải quyết xong.


(Theo Tri thức)





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130831105318314/nam-thanh-nien-vat-va-ben-thi-the-nguoi-yeu.html

“Kỳ án vườn mít”: Lê Bá Mai bị tuyên tù chung thân


Sau 10 năm xảy ra vụ án, “kỳ án vườn mít” lại tạm khép lại sau phiên phúc thẩm lần 3. Theo đó, bị cáo Lê Bá Mai – người từng bị tuyên án tử hình sau đó lại được tuyên trắng án, bị tuyên phạt mức án tù chung thân.


Vào 18 giờ 20 phút chiều nay (30/8), sau một ngày xét xử căng thẳng, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tiến hành tuyên án vụ “kỳ án vườn mít” – liên quan đến số phận bị cáo Lê Bá Mai.


Theo đó, Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Bá Mai mức án tù chung thân về hai tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”.


Những tình tiết mâu thuẫn


Trong phần tranh luận chiều nay, các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo tiếp tục đưa ra nhiều tình tiết mâu thuẫn trong vụ án để bào chữa cho bị cáo. Các luật sư cho rằng cả bản án sơ thẩm và hồ sơ vụ án còn nhiều tình tiết mâu thuẫn cần xem xét lại khi sử dụng làm chứng cứ buộc tội bị cáo.













Bị cáo Lê Bá Mai được dẫn giải sau phiên tòa lúc trời đã tối






Cụ thể: nhân chứng Thị Hằng là một nhân chứng quan trọng trong vụ án. Thế nhưng trong lời khai của nhân chứng này có nhiều mâu thuẫn. Lời khai ban đầu nhân chứng Hằng khai là “một thanh niên” đã chở nạn nhân đi nhưng sau đó có lời khai lại xác định là Mai, có lúc nhân chứng Hằng khai bị cáo Mai đi xe máy có mang theo chiếc bình xịt màu xanh có lúc lại khai là màu trắng, vết dép in tại hiện trường khác với vết đôi dép thu giữ của bị cáo…


Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Sinh là công an viên ghi lời khai ban đầu là người có mâu thuẫn với bị cáo nên có thể những lời khai trong quá trình điều tra không đảm bảo tính khách quan, nhiều biên bản hỏi cung không đảm bảo quy định của thủ tục tố tụng…Từ đó, các luật sư đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả tự do ngay tại tòa cho bị cáo.


VKS: “Đủ cơ sở buộc tội”


Đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư, VKS nhận định đây là vụ án vô cùng phức tạp, phức tạp từ nội dung đến chứng cứ vụ án. Do vậy, các cơ quan tố tụng đã rất thận trọng. Trước đây, qua 2 lần xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất) các cấp đều tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Dù bản án đó đã có hiệu lực chỉ chờ thi hành nhưng các cơ quan tố tụng đã xem xét lại rất thận trọng, kéo dài suốt 10 năm qua.


VKS thừa nhận những tình tiết, quan điểm các luật sư đưa ra không phải là không có căn cứ, VKS cũng mong rằng các luật sư sẽ đưa ra quan điểm, tình tiết đối đáp lại VKS để có thể làm rõ sự thật khách quan trong vụ án.


Tuy nhiên, VKS nhận thấy có sự phù hợp cơ bản trong lời khai của nhân chứng Hằng và lời khai nhận tội ban đầu của bị cáo Lê Bá Mai. Về sự bất nhất trong các lời khai, VKS nhận định đó là những bất nhất không cơ bản, không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, không phải là cơ sở kết tội bị cáo. Về việc bị cáo cho mình bị ép cung, VKS cũng cho rằng điều này không có cơ sở chấp nhận.


Về thời gian xảy ra vụ án, nhân chứng Nguyễn Văn Trong là người làm và ở cùng Mai tại trang trại khẳng định khoảng 9h sáng ngày xảy ra vụ án, Mai lấy xe máy đi ra khỏi chòi đến khoảng 11 giờ trưa mới về. Cũng thời điểm này, nhân chứng Hằng khai có nhìn thấy Mai tại rẫy. Từ đó, VKS giữ nguyên quan điểm.


Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy, tại phiên tòa phúc thẩm dù bị cáo giữ nguyên kháng cáo kêu oan nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, lời khai của nhân chứng có đủ cơ sở kết luận: ngày 12/11/2004, tại khu vực vườn mít, bị cáo Lê Bá Mai đã thực hiện hành vi hiếp dâm đối với bị hại N.T.U. Để che giấu hành vi phạm tội, Mai đã ra tay sát hại nạn nhân.


Hành vi phạm tội của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, đã gây ra đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, cùng lúc bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội nên cần phải xử lý thật nghiêm. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt, mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên là hoàn toàn phù hợp.


Từ đó, HĐXX bác đơn kháng cáo, y án tù chung thân với Lê Bá Mai về hai tội “giết người” và “hiếp dâm”. Như vậy, sau gần 10 năm xảy ra vụ án, “kỳ án vườn mít” – một cột mốc trong lịch sử tố tụng đã khép lại với phán quyết lần này.


Theo Mai Phượng (VietNamNet)





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/113/20130831082714967/ky-an-vuon-mit-le-ba-mai-bi-tuyen-tu-chung-than.html

Kiểm tra đột xuất quán bar, 100 người bị tạm giữ



Kiểm tra đột xuất quán bar Cảm Tưởng ở đường Âu Cơ, cơ quan công an đã tạm giữ 100 người vì nghi sử dụng ma túy đá.




Rạng sáng 30/8, lực lượng liên ngành cùng cơ quan công an quận Bình Tân kiểm tra đột xuất quán bar Cảm Tưởng ở đường Âu Cơ, phường 10, Q.Tân Bình, TP.HCM phát hiện nhiều sai phạm.












Quán bar Cảm Tưởng thời điểm lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra.



Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, trong quán bar này có hơn 120 khách nhảy múa trong tiếng nhạc cực lớn. 100 người sau đó bị đưa về trụ sở công an vì có dấu hiệu sử dụng ma túy đá.



















Lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra quán bar Cảm Tưởng.



Nhà chức trách còn xử lý hành chính quán bar Cảm Tưởng nhiều lỗi vi phạm như: không ký hợp đồng lao động với 30 nhân viên làm việc tại đây, hoạt động quá 0h, kinh doanh các mặt hàng không có hóa đơn cho khách, cửa thoát hiểm cũng như phương tiện phòng cháy chữa cháy không đảm bảo.



Theo Tri Thức





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130831074713312/kiem-tra-dot-xuat-quan-bar-100-nguoi-bi-tam-giu.html

Truy thu lương ‘khủng’ của giám đốc Công ty thoát nước


Tuần qua dư luận ồn ào với việc TP.HCM công bố kết luận việc chi lương cho giám đốc doanh nghiệp công ích cao bất thường. Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, lương của giám đốc là 2,6 tỉ đồng/năm, chủ tịch Hội đồng Thành viên (HÐTV) là 1,6 tỉ đồng/năm. Tại Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng, lương của giám đốc 2,2 tỉ đồng/năm, chủ tịch HÐTV 2,4 tỉ đồng/năm. Tại Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, lương của giám đốc 856 triệu đồng/năm, chủ tịch HÐTV 853 triệu đồng/năm. Tại Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh, lương của giám đốc 759 triệu đồng/năm, chủ tịch HÐTV 691 triệu đồng/năm.



Mặc dù hưởng lương thấp, làm việc độc hại nhưng NLĐ chỉ được ký hợp đồng 2,5 tháng để doanh nghiệp né đóng BHXH, né thưởng...


Tuy nhiên, mức lương khủng này vẫn chưa phải là con số tuyệt đối, bởi nó mới chỉ là mức lương của năm 2011, trong khi theo nhận định của các lãnh đạo TP.HCM, mức lương năm 2012 còn cao hơn. “Con số năm 2012 chưa thống kê xong nhưng chỉ riêng năm 2011 vào khoảng gần 7 tỉ đồng. Hiện Công ty Công viên Cây xanh đang tiến hành thu hồi tiền chi sai vì TP đã có kết luận sớm đối với công ty này”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết.


“Tôi đánh giá đây là sự việc cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Họ lĩnh lương tiền tỉ mà công nhân lăn lộn làm việc trong môi trường độc hại chỉ có 4-5 triệu đồng/tháng. Lãnh đạo các công ty này cố tình ký hợp đồng dưới 3 tháng là sai luật nhằm tước đoạt quyền lợi của người lao động”, Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà nhận xét.


Theo một nguồn tin riêng, sáng 30-8, Sở Tài chính TP đã có văn bản trình UBND TP về việc yêu cầu 4 đơn vị công ích có sai phạm thu hồi tiền thưởng, tiền lương của các viên chức quản lý đã chi sai. Theo đó, 4 đơn vị này là Công ty Thoát nước Ðô thị (thu hồi 3.204.609.426 đồng), Công ty Chiếu sáng Công cộng (thu hồi 2.507.286.173 đồng), Công ty Công viên Cây xanh (thu hồi 1.292.691.126 đồng), Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn (thu hồi 554.284.069 đồng).


Phong Nhĩ





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/truy-thu-luong-khung-cua-giam-doc-cong-ty-thoat-nuoc-a100652.html

Hà Nội: Trường học bị 'xẻ thịt' vì mục tiêu phi giáo dục


Trên là giảng đường, dưới là quán hàng


Theo ghi nhận của PV báo Người đưa tin, ngay tại cổng ra vào của trường đại học Quốc gia Hà Nội (đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) chúng tôi thấy xuất hiện khu vực chuyên bán đồ giải khát, trà đá rất nhộn nhịp. Khu vực này được dựng lên bằng những tấm vải bạt và ô cỡ lớn, chen chúc nhau chạy dài một dải, choán ngay gần nhà điều hành của đại học Quốc gia. Vào sâu hơn một chút là khu giảng đường khá lớn. Xung quanh tầng trệt của giảng đường này là một loạt các quán ăn nhẹ, nước giải khát vây kín xung quanh khiến cho chúng tôi ban đầu ngỡ rằng đây là khu bán hàng đã được quy hoạch của trường.


Tuy nhiên, khi hỏi mấy sinh viên ở đó thì họ cho biết, đây là khu giảng đường, phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên khoa Luật. Hàng ngày vẫn có rất đông sinh viên đến đây học tập. Quan sát kỹ chúng tôi thấy những quán hàng này được trổ ra sát ngay với các giảng đường, làm ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên.


Không chỉ có khu vực ngay cổng ra vào của trường đại học Quốc gia Hà Nội mà đi sâu hơn nữa vào trong, chúng tôi còn bắt gặp nhiều hình ảnh gai mắt. Những quán ăn lưu động, những quán tạp hóa nhỏ, những dịch vụ bọc dán xe, điện thoại... sẵn sàng phục vụ nhu cầu của sinh viên trong trường. Thậm chí ngay trong tòa thư viện của trường đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) là một quầy tạp hóa nhỏ trông rất ngộ nghĩnh.


Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều trường khác như: Trường cao đẳng Múa Việt Nam, trường đại học Bách khoa Hà Nội... Thậm chí ngay mặt tiền của trường Cao đẳng Múa Việt Nam là một dãy ki ốt bán hàng khá lớn. Đây là những trường hợp cụ thể phóng viên ghi nhận được trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, do đặc thù của các trường đại học Việt Nam là giáp với khu dân cư, trong khi không có rào ngăn cụ thể nên rất khó phân biệt đâu là đất của trường, đâu là đất của dân. Vì thế nhiều hộ kinh doanh lợi dụng sự nhập nhèm này để kinh doanh kiếm lời.


Theo như khảo sát của nhóm phóng viên, nhiều văn phòng, nhiều hộ kinh doanh ăn uống, bán hàng... đều mở trên diện tích đất của trường. Hệ thống trường THPT chuyên của trường đại học Quốc gia Hà Nội cũng vậy. Trường học nằm trong khuôn viên ký túc xá Mễ Trì (phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội) nên tiếp giáp rất nhiều với các cửa hàng khiến cho khu vực này không khác gì một cái chợ.



Khu giảng đường G3 bị biến thành khu kinh doanh nước giải khát tại ĐHQGHN.


Trường phổ thông cũng bị "xẻ thịt"


Tình trạng "xẻ thịt" trường học không chỉ diễn ra ở hệ thống các trường đại học mà ngay ở các trường phổ thông cũng diễn ra tình trạng này. Điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên khi tới trường THPT Việt Đức Hà Nội (số 47 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là dãy hàng ăn và các biển quảng cáo treo ở ngay tường rào. Do đặc thù ngôi trường này tiếp giáp với những tuyến phố quan trọng của Thủ đô nên nó nghiễm nhiên trở thành một khu "đất vàng" để kinh doanh. Ngay ở cổng trường là cây ATM, tiếp đến là hàng loạt biển quảng cáo tuyển sinh, thi lấy bằng ngoại ngữ và một cửa hàng rộng khoảng 30m2 kinh doanh bánh ngọt.


Cửa hàng này được xây dựng khá kiên cố trên phạm vi đất của trường học. Rõ ràng là Ban giám hiệu nhà trường đã rất nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ để kinh doanh. Thế nhưng khi PV báo ĐS&PL muốn vào xác minh thông tin này với Ban giám hiệu nhà trường thì nhận được câu trả lời của bảo vệ: "Các anh muốn vào làm việc với lãnh đạo nhà trường thì phải xin giấy giới thiệu và có sự cho phép của sở Giáo dục và Đào tạo".


Tiếp tục khảo sát một số trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi ghi nhận thêm nhiều trường hợp nữa. Cụ thể là trường THCS Thăng Long (đường Nguyễn Văn Ngọc, Hà Nội) đoạn giáp với viện Vật lý (đường Đào Tấn, Hà Nội) có một dãy cửa hàng lớn chuyên kinh doanh mặt hàng điện tử. Theo quan sát thì những cửa hàng này nằm ngay trên đất của trường THCS Thăng Long và chạy dài sang đất của viện Vật lý, nên không rõ đơn vị nào quản lý. Khi hỏi người dân gần đây thì chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu không biết.


Ngoài việc sử dụng đất của trường làm nơi kinh doanh, buôn bán, nhiều trường học còn tổ chức trông giữ xe cho những người dân ở bên ngoài. Theo đơn thư phản ánh của bạn đọc thì trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội) có tổ chức giữ xe qua đêm. Hơn nữa, các chủ xe lại thường lấy xe muộn vào các buổi sáng vào đúng lúc các em tới trường gây ách tắc và làm tăng nguy cơ tai nạn cho các em. Để xác minh thực hư vấn đề, chúng tôi tiếp tục vào đặt lịch làm việc với Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên cũng như ở trường Việt Đức, các bảo vệ thẳng thừng từ chối và yêu cầu giấy giới thiệu của cơ quan cũng như sự cho phép của sở Giáo dục và Đào tạo. Từ thực tế này có thể cho thấy rằng, tình trạng "xẻ thịt" trường học làm nơi buôn bán đang diễn ra khá phổ biến ở tất cả các cấp học và mọi nơi trên địa bàn Hà Nội. Điều này rõ ràng đã và đang ảnh hưởng lớn tới môi trường học tập của học sinh, sinh viên cũng như cảnh quan sư phạm.


Xung quanh câu chuyện "xẻ thịt" trường học làm nơi kinh doanh buôn bán, phóng viên cũng nhận được nhiều ý kiến của người dân. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt (đường Xuân Thủy, Hà Nội) cho biết: "Tôi cho rằng môi trường giáo dục phải thực hiện đúng chức năng, không thể mang kinh doanh buôn bán vào nhà trường, nhất là ở các cấp học phổ thông. Đối với các trường đại học thì việc kinh doanh cũng không nên. Nếu nhà trường muốn có thu nhập thêm thì có thể quy hoạch thành một khu riêng rồi cho thuê mặt bằng. Như thế vừa thể hiện tính chuyên nghiệp trong trường học, vừa mang lại hiệu quả kinh tế".


Quỳnh Chi - Phạm Thiệu





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/ha-noinhieu-truong-hoc-bi-xe-thit-vi-muc-tieu-phi-giao-duc-a100615.html

Cò vé 'tái xuất' lộng hành bến tàu xe dịp 2/9


“Cò” chuyên nghiệp


PV Người Đưa Tin đã có cuộc khảo sát tại các bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, ga Hà Nội… về tình trạng cò vé. Tại các bến xe, đối tượng cò vé thường nấp dưới danh nghĩa xe ôm, nhiệt tình mời chào khách. Chúng thường gạ gẫm khách mua vé xe đường dài đi các tuyến Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh …



Nhóm cò vé tại ga Hà Nội đang chia nhau địa bàn bán vé


Ngày 26/8, PV có mặt tại bến xe Mỹ Đình và được một đối tượng mời đi xe ôm. Sau khi bị từ chối, người này liền mời PV mua vé giường nằm, chất lượng cao đi TP. Hồ Chí Minh các ngày 31/8, mồng 1/9 và mồng 2/9. Đối tượng cho biết, "mua vé trong bến thời điểm này đang đông và dễ bị các đối tượng khác móc túi nên anh đã tận dụng mua vé để phục vụ những người có "nhu cầu nhanh". Giá vé chỉ đắt hơn so với giá vé trong bến là 10 nghìn đồng, được coi là "phí đi lại" cho người bán vé. Giá vé của các ngày cũng có sự khác nhau. Càng cận ngày lễ, giá vé càng được đội lên cao. Giá chênh giữa các ngày là 20 nghìn đồng".


Cùng ngày, PV đến khu vực ga Hà Nội vào cuối buổi chiều, hiện tượng cò vé nơi đây đã khá nhộn nhịp. PV vừa đến cổng ga thì đã có một người đàn ông đứng tuổi đến chặn đầu xe mời mua vé tàu đi Sài Gòn. Khi hỏi giá vé, người này không trả lời mà nhìn xung quanh và dẫn PV sang bên đường để bán vé. Song khi vừa sang đến nơi thì đối tượng liền đánh tháo quay trở lại khu vực sân ga vì được đối tượng khác ngầm báo bằng tín hiệu có công an phát hiện. Theo đó, đối tượng đã từ chối bán vé cho phóng viên.


Trước tình hình đó, PV đã kịp thời theo dõi đối tượng và ghi nhận hoạt động của một nhóm cò vé nơi đây. Cứ khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ họ lại tụ họp một chỗ đểâ điểm danh số vé đã bán được. Sau đó, một người trong nhóm chia vé cho số người còn lại và tung ra các hướng để bán vé. Theo quan sát của PV Người Đưa Tin thì một nửa cò vé ở nhóm này là dân xe ôm. Có khoảng 3 đến 4 người xe ôm thường đứng trước cửa ga đón người đi tàu về mời xe, đồng thời cũng mời mua vé đi du lịch nhân ngày lễ 2/9. Các loại vé đối tượng này thường mời là vé đi từ Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đà Nẵng, Long Biên - Hải Phòng, hoặc Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh…


Các đối tượng còn lại thì được tung ra các hướng như tại nơi trông giữ xe, sân ga… để bắt khách. Hễ thấy bất kỳ ai vào trong sân ga là nhóm này tiếp cận để cò mồi. Nhiều trường hợp, hành khách chưa kịp vào trong sân ga thì đã có đối tượng đến chặn hỏi khiến không ít người phải giật mình. Một số trường hợp bị cò vé chặn xe đã gây cản trở giao thông làm cho người đi đường không khỏi bức xúc. Khi đó, lực lượng bảo vệ của nhà ga mới xuất hiện để dẹp những cò vé này. Nhưng chỉ được một lúc thì hoạt động của các cò vé lại trở lại bình thường.



Một đối tượng tình nghi trong nhóm cò vé đang cầm vé đi tìm khách hàng


Khó kiểm soát?


Sau 2 giờ quan sát nhóm cò vé tại ga Hà Nội, PV đã tiếp cận được một khách hàng của nhóm này. Thanh Thảo (sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội) bị một đối tượng trong nhóm cò vé câu dụ mua tấm vé Hà Nội - Hà Tĩnh với giá 270 nghìn đồng. Thảo cho biết, giá vé này đã được đàm phán bớt 30 nghìn đồng so với giá của cò đưa ra. Song khi phóng viên trực tiếp vào hỏi mua vé Hà Nội đi Hà Tĩnh, ở trong ga chỉ niêm yết với giá 230 nghìn đồng.


Theo ghi nhận của PV, công tác rà soát, quản lý trật tự an ninh của ga Hà Nội được thực hiện rất nghiêm ngặt. Các đối tượng nghi vấn là "cò vé" đều được lực lượng bảo vệ của nhà ga kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các đối tượng không được đến gần nhà ga. Thậm chí, một số đối tượng còn bị lực lượng nghiêm cấm vào ga. Để lý giải cho vấn đề này, bà Phùng Lý Hà (Phó trưởng ga Hà Nội) cho biết: "Nhà ga vẫn thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bán vé để đảm bảo cho người dân. Song hiện tượng cò vé có tại các bến xe, nhà ga vào các dịp lễ tết là rất khó tránh khỏi và kiểm soát được". Cũng theo "Kế hoạch chạy tàu, công tác phục vụ hành khách dịp mồng 2/9/2013", do bà Lý Hà cung cấp cho PV, nhà ga đã có kế hoạch tăng thêm các chuyến tàu chạy cho các ngày 30/8, 31/8, 1/9, 2/9 để phục vụ nhu cầu của hành khách.


Trong bản kế hoạch của nhà ga cũng ghi rõ: "Không áp dụng giảm giá vé cho hành khách mua vé tập thể để đi tàu đối với địa phương (trừ tàu SE19/20 và NA1/2) chạy trong thời gian từ 0h ngày 21/5/2013 đến hết ngày 03/9/2013; Không áp dụng giảm giá cho hành khách mua vé tập thể đi tàu đối với tàu Thống Nhất và tàu SE19/20, NA1/2 chạy trong thời gian từ 0h ngày 30/8/2013 đến hết ngày 03/9/2013". Những quy định này nhằm giảm thiểu tình trạng "cò vé" tại nhà ga, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách nhân dịp Quốc khánh năm nay.


Trước đó, trả lời báo chí, bà Phùng Lý Hà đã nhận định, hành khách năm nay đi lại chủ yếu các tuyến du lịch ngắn như Lào Cai, Vinh, Quảng Bình, Thanh Hóa... Đặc biệt, các đơn vị tập thể đều đã chọn phương án mua vé từ sớm, không để sát ngày mới ra ga mua vé. Để phục vụ hành khách đi lại dịp này, ngoài các đôi tàu đang hoạt động bình thường thì ngành đường sắt sẽ tăng thêm các đôi tàu chạy tuyến Sa Pa, Vinh, Quảng Bình. Trong trường hợp hành khách tăng đột biến, ga sẽ nối hết toa xe của các đoàn tàu. Tất cả các dự kiến sẽ được triển khai theo kế hoạch để đảm bảo tốt nhất cho việc đi lại của người dân vào dịp lễ mồng 2/9. Nhưng để đảm bảo được quyền lợi của người dân thì chính người dân phải tự cảnh giác với các đối tượng "cò vé" tại các bến xe, sân ga để có tấm vé tốt cho mình.


Bình Minh





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/ngay-le-29-khach-di-lai-tang-chong-mat-ben-xe-ga-tau-co-ve-den-hen-lai-len-a100587.html

Cuộc sống 'tử thần' của các 'bướm đêm' trên xa lộ


Cá cược tuổi trẻ bằng nghề mại dâm xa lộ


Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến đàn "bướm đêm" tìm "mồi" trên đoạn đường quốc lộ 1A (khu vực cổng KCN Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM về hướng Long An) vào nửa đêm khuya thanh vắng. Chứng kiến cảnh những "bướm đêm" sặc sỡ sắc màu lao ra giữa đường lộ để đón mời "khách làng chơi" là những tài xế xe tải khiến không ít người lắc đầu ái ngại.


Mới 7h tối, PV có mặt tại đoạn đường quốc lộ 1A nói trên, bắt gặp rất nhiều "bướm đêm" lượn lờ săn mồi. Cứ cách hơn 10m, lại có một "đàn bướm đêm" tập tụ mời chào khách. Điều khiến PV và nhiều người chứng kiến không khỏi thót tim là mặc cho đoàn xe đang chạy với tốc độ lớn trên đường nhưng bốn cô gái hiển nhiên lao ra giữa đường hò hét, vẫy tay để đón "đại gia" xe tải mà không nghĩ đến sự an toàn tính mạng của mình. Giây phút chiếc xe tải thắng gấp trước mặt bốn cô gái "bán hoa" khiến cả đoàn người trên đoạn đường hồi hộp và lắc đầu ái ngại. Mặc dù bị các bác tài quát mắng thậm tệ nhưng bộ tứ "bướm đêm" vẫn điềm nhiên và nở nụ cười khêu gợi.



Cuộc sống vật vờ của một nữ bán hoa tại quán nhậu trên đường quốc lộ 1A. (Ảnh Thơ Trịnh)


Trước cảnh tượng hãi hùng ấy, không ít bác tài vì quá quen với những "chiêu" hành nghề của "đàn bướm" nơi đây nên họ chỉ cười nhạt và im lặng. Thế nhưng, có không ít bác tài đưa đẩy: "Em ơi, đi khách sạn với anh không? Giá một giờ là bao nhiêu hả cô em?". Cả đoạn đường trở nên náo động khi gái làng chơi tiến đến gần ngã tư chờ đèn đỏ bật lên là lao tới bên cạnh từng chiếc xe tải "ngã giá". Để không khí thêm phần huyên náo, nhiều bác tài không ngừng cất những tiếng hú, gọi với rồi nổ xe bỏ đi. Sau gần một tiếng đồng hồ quan sát, PV thấy đàn "bướm đêm" nhận được nhiều lời phỉ báng, khinh miệt của người đi đường thay cho sự thỏa hiệp đi đến "hợp đồng" mua, bán dâm.


Nỗi lòng gái làng chơi


Hôm sau, vào lúc 12h đêm, PV tiếp tục có mặt tại đoạn đường quốc lộ 1A (khu vực cổng KCN Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM về hướng Long An) để có điều kiện quan sát kĩ hơn đường đi, nước bước của "đàn bướm đêm". Trong vai là người ngày đầu tiên chập chững vào nghề, PV gạ hỏi "đàn chị" có thể chỉ vài "chiêu" mồi khách, kiếm tiền gửi về chữa bệnh cho mẹ già. Dĩ nhiên, cuộc thỏa thuận ấy là có lợi cho "đàn chị" nếu có công chỉ bảo. Nhận thấy ánh mắt nghi ngờ của "bướm chị", PV cố nghĩ và đặt ra những câu hỏi ngây ngô, đánh động lòng "từ bi" của họ. Sau một hồi đắn đo, với ánh mắt soi mói trước hình hài của một cô gái nhà quê như tôi, các "bướm chị" gật đầu đồng ý và ngã giá sẽ lấy tiền hoa hồng sau mỗi lần PV mồi chài được khách".


Theo tiết lộ của một "bướm chị" tên T., mỗi ngày đứng ở đây, các "bướm đêm" đều phải trả tiền cho các bảo kê của mình để đảm bảo không có sự tranh giành nhau. Sau đó, T. chỉ cho PV dàn bảo kê đang ngồi chờ sẵn trên lề đường nơi góc tối. T. cười nhạt và thẳng thắn chia sẻ: "Nếu không phải là người trong nghề thì không ai có thể tin được những kẻ kiếm ăn nửa đêm trên xa lộ cũng phải chịu sự "quản thúc" của dàn "móc túi" mang danh bảo kê". Câu chuyện của chúng tôi vừa kịp bắt đầu thì từ trong góc đường, một "bướm chị" tên H. (theo lời giới thiệu của T.) mặc áo dây, quần ngắn chạy đến ngã tư sau khi nghe tiếng gọi lớn "em ơi" của hai người đàn ông. Thấy vậy, PV đề nghị T. cho tạm ngắt câu chuyện, có dịp tiến sát lại gần H. để học hỏi cách thức "mồi chài" quý ông.



Một gái bán hoa xa lộ đang mồi chài khách. (Ảnh Thơ Trịnh)


Ngay khi tiếp cận "hàng", H. vồn vã hỏi hai người đàn ông ngồi trên chiếc xe máy: "Hai anh muốn đi đâu, trong vòng mấy giờ để em còn biết mà báo giá". Đáp trả những câu hỏi của H., hai người đàn ông lên tiếng: "Em hành nghề ở đây lâu chưa?. Sao lúc trước anh không nhìn thấy bóng dáng em". Vừa nói, người đàn ông cầm tay lái chiếc xe máy vừa đưa tay lên mông "bướm chị" khiêu khích. Không để H. chờ lâu, người đàn ông nói "giờ em đi khách sạn với bọn anh trong vòng 2h được không? Ngay sau đó, H. ngã giá "hai giờ mà hai người thì giá sẽ là 700.000 đồng. Đó là giá bèo nhất rồi đó. Nếu không được thì thôi, để em còn tìm mối khác". Cuộc thỏa thuận của H. cuối cùng cũng không thành vì người đàn ông cho rằng giá quá cao. Trước khi bỏ đi, hai người đàn ông này còn nhắn nhủ H.: "Làm nghề như bọn em mà còn có quyền trả giá đắt vậy hả. Để anh đi kiếm mối khác thơm, mà lại rẻ hơn. Bán dâm mà còn chảnh". Quá uất ức nhưng H. chưa kịp nói lại câu nào thì bóng dáng của hai người đàn ông kia đã mờ dần trong bóng tối.


Trước ánh mắt ngơ ngác của tôi, T. lại gần rồi vỗ vai tôi nói: "Làm cái nghề này là như vậy đó. Gặp may thì còn đỡ, chứ nhiều hôm gặp mấy lão keo kiệt lại còn hống hách thì bản thân người hành nghề như bọn mình phải "ngậm đắng, nuốt cay". Nhiều thằng, vì không thỏa thuận được nên sẵn sàng quay sang chửi tục "đồ con điếm". Những ngày đầu vào nghề, bản thân mỗi người sẽ không tránh khỏi sự tủi nhục, uất ức trước những trận "mưa" chửi thề của kẻ đi đường. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn. Cưng sẽ chai lỳ hơn, mạnh mẽ và "côn đồ" hơn thì mới kiếm được những đồng tiền "nhục nhã ấy".


Cứ thế, câu chuyện đời tư của T., khiến PV không khỏi mủi lòng. T. cho biết từ lúc sinh ra cho đến nay đã hơn 20 tuổi nhưng T. không hề biết mặt cha mẹ mình là ai. Chỉ biết rằng, ngay từ năm 2 tuổi, T. là học viên của một cô nhi viện ở tỉnh lẻ. Ra đời từ năm lên 12 tuổi, T. theo bạn bè lên Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề bán vé số, rồi làm nghề mại dâm từ lúc nào không biết.


"Nhiều lúc ốm đau, mình chỉ biết nằm trong phòng trọ, khóc một mình. Buồn cho số phận hẩm hiu, buồn vì chính việc làm của mình. Vì không có nghề nghiệp, không học vấn nên mình chỉ còn biết mưu sinh bằng những đồng tiền bán thể xác và bị người đời khinh miệt. Giá như có vòng tay che chở của gia đình thì có lẽ mình sẽ không sống buông thả như thế này", T. tâm sự. Không chỉ vậy, T. còn cho biết nhiều cô gái ở đây vì gia đình nghèo khó túng quẫn, muốn thay đổi số phận và có không cô gái hận đời vì bị người tình phản bội,... cũng dấn thân, rồi giao phó cuộc đời, cá cược tuổi trẻ của mình cho nghề bán phấn, buôn hương này.








Việc nan giải

Thạc sỹ xã hội học Trần Nam (giảng viên khoa Xã hội học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đánh giá: "Quản lý nạn mại dâm như thế nào còn là một vấn đề lớn và khá nan giải. Hiện nay có khá nhiều tranh cãi giữa quan điểm nên cấm và nên hợp thức hoá. Tuy nhiên, ý kiến của cá nhân tôi thì việc hợp thức hóa hoạt động mại dâm chỉ có hại chứ không hề có lợi. Thực tế, có nhiều văn bản nhằm hạn chế, dẹp bỏ tình trạng mại dâm được ban hành và áp dụng trong thời gian qua. Đồng thời, các cơ quan công an có nhiều đợt truy quét tệ nạn này, nhưng tình hình giảm không nhiều hoặc khó đi đến việc dẹp bỏ hoàn toàn".



Thơ Trịnh





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-song-tu-than-cua-cac-buom-dem-tren-xa-lo-a100593.html

Nụ cười, nước mắt của kiều nữ ngày đặc xá



Nụ cười xen lẫn dòng nước mắt của những bóng hồng khi gặp người thân trong ngày đặc xá khiến nhiều người cảm động.














Một ngày sau khi Văn phòng Chủ tịch nước công bố tha tù trước thời hạn cho hơn 15.000 người đang chấp hành án và hơn 70 trường hợp hoãn chấp hành hình phạt, nhiều trại giam trên toàn quốc tổ chức buổi lễ đặc xá cho các phạm nhân, sáng 30/8.










Những bóng hồng ở trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội) diễn các ca khúc vui vẻ và xúc động trước khi về hòa nhập cùng xã hội. Nhiều người còn ở độ tuổi 9X.










Theo công bố của công an Hà Nội, năm nay 3 trại tạm giam trên địa bàn có hơn 260 trường hợp được đặc xá, trong đó trại tạm giam số 1 có 144 phạm nhân.










Các phạm nhân nữ không chỉ phạm tội môi giới mại dâm, một cán bộ trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội) cho biết họ còn phạm tội Cướp tài sản.










Thiếu tướng Vũ Công Hân (Tổng cục 8, Bộ công an) trao quyết định cho phạm nhân 26 tuổi tên Trang đến từ Huế. Người này phạm tội môi giới mại dâm.










Niềm vui của các phạm nhân nữ sau lễ công bố đặc xá. Ai cũng tỏ vẻ háo hức và vui mừng khi chia tay các cán bộ ở trại tạm giam để về sum họp cùng gia đình.










Trước khi về, các phạm nhân đều được cấp một khoản tiền làm lộ phí đi đường. Có người nhà gần được ít nhưng có người ở xa số tiền được trợ cấp lên đến cả triệu.










Vợ và con của phạm nhân Đỗ Duy Điều đến từ xã Hải Bối, huyện Đông Anh phạm tội Đánh bạc có mặt từ sớm để đón chồng. Chị cũng chu đáo chuẩn bị cả lẵng hoa để con gái tặng cho bố.










Gần 12h thời tiết oi bức nhưng trước cổng trại tạm giam số 1, nhiều ông bố bà mẹ vẫn kiên trì đợi người thân của mình bước ra từ cổng trại. Hàng chục cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở khu vực này.










Người phụ nữ ngoài 60 tuổi đến từ huyện Đông Anh cho biết cháu bà vào trại này vì tội Môi giới mại dâm. Cùng đi với bà còn có bố mẹ cô gái.










Đại tá Đinh Văn Toản - Phó giám đốc công an Hà Nội đề nghị các phạm nhân được đặc xá và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù lần này sớm ổn định cuộc sống. Ông cũng cho hay công an các quận, huyện sớm tham mưu cho các cấp đoàn thể đón nhận người được đặc xá trở về cộng đồng và tạo điều kiện để họ tái hóa nhập. Với những người chưa thuộc diện đặc xá và giảm hình phạt tù, cán bộ trại tạm giam số 1 cần quan tâm giáo dục để họ sớm được hưởng chính sách khoan hồng.










11h, 2 phụ nữ đầu tiên trong đợt đặc xá dịp 2/9 vui vẻ khoác tay nhau bước ra khỏi cổng trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội). Bên ngoài, nhiều xế hộp xịn cũng chờ đến đón họ.










Những người được đặc xá tay bắt mặt mừng và dặn nhau cố gắng không vi phạm pháp luật. Họ trao nhau những vật dụng cá nhân trước khi về với gia đình.










Buổi gặp người thân, không chỉ có niềm vui, nhiều cô gái cũng tuôn trào nước mắt. Nhiều người khen phạm nhân này xinh ra hơn so với ngày bị bắt.










Cô gái áo đỏ đến từ Lạng Sơn cũng vui vẻ tâm sự với người thân của mình. Cúc cho biết năm nay cô mới bước sang tuổi 22, đã ngồi tù 27 tháng.


Theo Tri Thức





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/20130830191026858/nu-cuoi-nuoc-mat-cua-kieu-nu-ngay-dac-xa.html