Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Tìm thấy 4 con rồng đất sau khi trùng tu đình cổ


Anh Nguyễn Văn Năm (43 tuổi), người phát hiện số rồng đất cho biết: “Sáng hôm qua (28/3) khi vào lán công nhân dọn dẹp thì phát hiện 4 con rồng đất nằm ngổn ngang dưới đống kính vỡ. Phát hiện rồng đất tôi liên gọi các cụ trong làng mang ra đình". Khu nhà nơi phát hiện 4 con rồng đất được anh Năm cho đơn vị thi công thuê làm nơi ở của công nhân từ năm 2012.


Ông Nguyễn Văn Quang (73 tuổi) cho biết, bốn con rồng màu đen được làm bằng đất nung với những hoa văn rất tinh xảo. Trên mái đình có tổng cộng 8 con rồng, 4 con xô đá. Hiện nay, người dân mới phát hiện được 1 con xô đá, 4 con rồng đất. Rồng được nung bằng đất nguyên khối còn cứng hơn gạch. Khi chưa trùng tu, rồng đen, xô đá trên mái rất đẹp chưa hề bị sứt mẻ. Vậy mà hiện tại chỉ còn đống phế liệu không có giá trị thẩm mỹ, văn hóa.


Một con rồng đất nguyên vẹn nhất cũng đã mất phần đuôi. Đình Quang Húc, xã Đông Quang (Ba Vì, Hà Nội) là một ngôi đình cổ có nhiều giá trị cả về lịch sử và mỹ thuật được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (1533 – 1789) và được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.


Tìm thấy 4 con rồng đất sau khi trùng tu đình cổ - Ảnh 1


Người dân thôn Quang Húc đang lắp ghép lại con rồng đất bị sứt mẻ, vỡ vụn sau khi được tìm thấy.


Theo mô tả của ông Quang, rồng đất được đặt ở 4 góc mái đình trong tư thế khạc ra lửa hướng vào trung tâm. Trên đỉnh mái, cũng có 4 con rồng xếp đối xứng với nhau đang vờn múa. Rồng chầu nguyệt ở đỉnh mái sẽ to hơn, dài hơn với dáng đang bay lượn. Bốn góc trên mái, là nơi đặt vị trí 4 con nghê đá, vảy là mảnh sứ. Trong ảnh, rồng bằng xi măng được đơn vị thi công làm lại thay thế rồng đất nung trên mái đình.


Trước đó, có 2 con nghê đá cũng đã mất tích khi công trình đang thi công. Sau đó, đơn vị thi công vận chuyển hai con sư tử Trung Quốc vào đền. Sau khi nhân dân Quang Húc phản đối dữ dội, đơn vị thi công đã lén lút vận chuyển chúng đi. Trong ảnh, hình ảnh con nghê đá trước khi bị mất tích với hình dáng bệ vệ và các họa tiết hoa văn độc đáo.


”Ngoài việc đình cổ Quang Húc bị mất các linh vật thì các cấu kiện cổ cũng bị mất đi sau khi trùng tu như xà khám, cối đá cổ, các tảng đá đen làm đế tứ trụ đình, 4 cột nạm nâng đỡ 4 góc mái đình được làm bằng vôi trấu trộn đất, bộ bình đính rước kiệu mỗi khi đình tổ chức lễ hội... “Nhân dân Quang Húc mong muốn đình sớm hoàn thiện công trình trùng tu nhưng gìn giữ được đồ vật cổ lưu lại giá trị văn hóa cổ xưa chứ không phải phá bỏ như vậy", người dân Quang Húc bày tỏ quan điểm.


Hầu hết các trụ cột trong đình Quang Húc được lót đế bằng các tảng đá đen hoặc cối đá cổ. Ông Nguyễn Minh Thiện, chủ tịch xã Đông Quang (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Thời điểm khôi phục đình, công nhân có phát hiện hơn chục cối đá cổ đặt dưới chân các cột trụ to giữa đình. Nhiều trụ cột to còn được đặt tới 3 cối đá ở dưới. Những cột trụ khác được lót bằng những tảng đá đen cỡ như cái bàn. Sau khi phát hiện số lượng cối đá lớn, đơn vị thi công đã cho chôn dưới các chân cột để tránh kẻ gian trộm và chỉ còn duy nhất một tảng đá đen còn ở trong đình. Năm 2008, đình Quang Húc từng bị mất đôi hạc cổ đặt trước ban thờ Tản Viên Sơn”.


Đây là cách trùng tu cột đình Quang Húc của đơn vị thi công. Các trụ cột sẽ được đúc khuôn với vỏ là cột gỗ lim cũ của đình, còn bên lõi là gỗ mới hoàn toàn. Giữa hai lớp gỗ được gắn bởi keo. Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đức Nghĩa, trưởng phòng văn hóa huyện Ba Vì cho biết: “Công trình trùng tu đình cổ Quang Húc được tiến hành từ năm 2010 với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm hiện tại mới nhận được 14,5 tỷ đồng. Công trình vẫn chưa được nghiệm thu hoàn chỉnh. Về việc trùng tu thì đơn vị thi công tiến hành còn nhiều sai sót. Chúng tôi đang tiến hành giải quyết khắc phục các thiếu sót trong tu bổ, tôn tạo di tích đình Quang Húc theo thẩm quyển trước ngày 4/4/2014”.


Theo Tri thức trực tuyến


Clip 'bẻ cong đường né nhà quan chức'





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1jHd6ij

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét