Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Luân chuyển 44 cán bộ lãnh đạo về địa phương


Công văn nêu rõ: Nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở Trung ương nhiệm kỳ tới, kết hợp việc đào tạo, rèn luyện cán bộ với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố để luân chuyển cán bộ. Theo đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định rõ yêu cầu, nguyên tắc, quy trình tiến hành công tác luân chuyển cán bộ và quyết định các tiêu chí về địa bàn, chức danh luân chuyển, tiêu chuẩn đối với cán bộ đi luân chuyển.


Thực hiện chủ trương, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã xem xét cử cán bộ trong nguồn quy hoạch đi luân chuyển và đề xuất về chức danh luân chuyển, dự kiến chức vụ sẽ bố trí sau luân chuyển... Ban Tổ chức Trung ương đã tập hợp danh sách cán bộ và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan ở Trung ương và trao đổi với thường trực cấp ủy các địa phương.


Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 đồng chí. Trong đó, 25 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 2 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 đồng chí thứ trưởng và tương đương, 25 đồng chí cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ. Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 đồng chí được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.


Việc lựa chọn cán bộ đi luân chuyển lần này được tiến hành chặt chẽ, công phu. Ban Bí thư đã giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy cung cấp thông tin, tài liệu, bồi dưỡng những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp cán bộ luân chuyển nhanh chóng nắm tình hình, sớm tiếp cận và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao ở các địa phương.


Theo TTXVN





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1dL8lMj

Học sinh rơi từ tầng 2 xuống sân trường thoát chết



Vào khoảng 7h20 ngày 28/2, em Hoàng Phước Khánh (8 tuổi, học sinh lớp 2/3, trường Tiểu học An Cựu, TP.Huế) bị rơi từ tầng 2 xuống sân trường.




Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo (hiệu trưởng nhà trường) trong lúc đùa giỡn, Khánh đã trèo qua lan can cao hơn 1m ở tầng 2 và sẩy chân rơi xuống sân đất.












Trường Tiểu học An Cựu, nơi xảy ra vụ việc.



Dù rơi từ độ cao gần 4m, nhưng rất may là Khánh chỉ bị xây xát, đau ở bàn chân. Sau khi sự việc xảy ra, Khánh được nhà trường đưa đi cấp cứu tại bệnh viện TW Huế. Đến chiều cùng ngày, Khánh đã có thể ngồi, ăn uống bình thường.



Theo Lao Động





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1fxd5VE

Lê Văn Luyện trong trại giam: "Em cũng sợ bị các phạm nhân 'xử'!"

Lê Văn Luyện trong trại giam: "Em cũng sợ bị các phạm nhân 'xử'!"



Theo đúng như lịch hẹn, sang ngày làm việc thứ hai, chúng tôi được cán bộ trại giam số 3 (bộ Công an) sắp xếp cho gặp gỡ với Lê Văn Luyện. Vẫn biết rằng, tội ác mà hắn gây ra là không thể dung thứ, thế nhưng trước khi gặp Luyện, chúng tôi vẫn luôn hy vọng rằng, trong buổi tiếp xúc này, thà hắn cứ tỏ ra ăn năn, sám hối còn hơn là cứ giữ cái vẻ mặt lầm lì, thái độ lạnh lùng như ngày còn ở trại tạm giam...


Bạc tóc vì... suy nghĩ


Khi nhận được thông báo có người muốn gặp, Lê Văn Luyện tỏ vẻ khá bất ngờ, bởi kể từ ngày chuyển sang trại giam số 3, ngoài lần đầu tiên cả gia đình "tiễn" hắn về "nhà mới" thì từ đó đến nay người thân chưa có điều kiện quay lại thăm gặp.



Trong bộ quần áo kẻ sọc của tù nhân, Lê Văn Luyện chậm rãi theo chân cán bộ trại giam vào phòng chờ. Thấy chúng tôi bước vào, Luyện cất tiếng chào, rồi tỏ vẻ khiêm nhường, dường như hắn cũng đoán được chúng tôi là đoàn nhà báo. Quả thực, khác với những lần trước đây tiếp xúc với báo chí bằng thái độ bất hợp tác, lần này, Luyện đã cởi mở hơn, chia sẻ nhiều hơn. Trong câu trả lời của hắn đã có "dạ", "vâng", có đại từ nhân xưng... chứ không còn cộc lốc, xấc xược như kiểu: "không biết"; "chả sao cả"... như ngày trước.


Câu chuyện giữa chúng tôi bắt đầu bằng việc hỏi thăm sức khỏe. Luyện cho biết, hắn vẫn ăn ngủ, lao động bình thường. Hắn cười gượng, bảo rằng: "Em bây giờ còn khoảng 57kg, giảm gần chục cân so với đợt xử án nhưng người khỏe ra, không bệu như trước. Một ngày em được "giao khoán" làm 12 bộ mi mắt giả, nhưng em thường làm vượt lên 13 bộ. Em sẽ cố gắng, nếu làm thạo việc, có khi còn vượt nhiều hơn nữa".


Khi được hỏi "vừa qua Luyện ăn Tết như thế nào?", hắn hơi chùng giọng xuống, nói đều đều: "Đây là năm thứ hai em đón Tết ở trại giam số 3. Ngày Tết, các phạm nhân khác được nhiều người thân vào thăm, còn em thì chẳng có ai thăm hỏi, nên các cán bộ cũng thương và cho quà, bánh để đón Tết". Ngừng một lát, sau tiếng thở dài, Luyện nói tiếp: "Lâu quá rồi, bà nội và mẹ em không vào đây thăm em được. Từ quê em đến đây quá xa, bà thì già yếu rồi, nhà lại nghèo".


"Vậy chắc em nhớ nhà lắm hả?", tôi hỏi. Luyện vừa đáp, vừa đưa tay chỉ lên mái tóc cắt "cua" của mình, bảo rằng: "Nhớ lắm chứ! Từ khi chuyển ngoài trại Bắc Giang vào đây, đêm nào em cũng suy nghĩ, bây giờ tóc đã có nhiều sợi bạc rồi. Cũng có thể do em lao động cải tạo và thức đêm nên giảm cân, không béo như trước nữa".


Đôi lông mày rậm và phút cúi mặt


Lê Văn Luyện cho biết, trong gia đình, mẹ và bà nội là người hay khóc nhất. Khi chúng tôi nói với hắn "ở quê, mỗi lần có ai hỏi và nhắc đến em là bà nội lại khóc", bất chợt, tôi nhận thấy ánh mắt hắn cũng rưng rưng, rồi cụp xuống rất nhanh. Hắn ngồi lặng thinh phía đối diện, trên mặt bàn, đôi bàn tay của kẻ từng được dư luận "gắn" cho biệt danh "sát thủ máu lạnh" cứ vê vê, rồi đan chặt vào nhau như thể muốn lấy lại sự tĩnh tâm.


Lúc này, tôi cũng đang trong tâm trạng dừng tất thảy những suy nghĩ để mong muốn rằng mình có thể cảm nhận được dù ít, dù nhiều sự ăn năn, hối cải trong kẻ sát nhân máu lạnh kia...


Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Phải đến gần một phút sau, Luyện mới cất lời chậm rãi, vừa đủ để chúng tôi có thể nghe được: "Em thương bà nội! Bà năm nay đã ngoài 70 tuổi, cũng già yếu rồi. Chỉ sợ sau này không còn cơ hội được gặp lại bà!...".


Tôi hỏi tiếp: "Chắc em suy nghĩ về lỗi lầm của mình nhiều?". Không để người hỏi chuyện phải đợi lâu, Luyện khẽ nhíu đôi lông mày rậm, đáp: "Vâng, giờ em đã nhận thức được tội ác của mình. Em thương bố mẹ, ông bà nhiều. Tại em mà cả gia đình phải khổ, nhiều người thân bị liên lụy và phải đi tù".


"Vậy, Luyện có muốn gửi lời xin lỗi đến gia đình em Bích không?" - hắn cúi mặt xuống bàn, tay chắp trước ngực, đáp giọng hơi trầm: "Giờ em có xin lỗi cả trăm nghìn lần cũng không đền hết tội!".


“Em không biết vì sao có tin đồn em bị đánh chết”


Trung tá Phạm Mạnh Quê, Đội trưởng Đội giáo dục - hồ sơ (trại giam số 3) người đồng hành cùng chúng tôi trong suốt buổi tiếp xúc với Lê Văn Luyện cho biết: "Sau khi chuyển trại về đây thụ án, phạm nhân Lê Văn Luyện được tổ chức cho học giáo dục công dân và học các quy định, nội quy của trại giam. Hàng ngày, cán bộ quản giáo thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện, chia sẻ những tâm sự mà Luyện muốn trải lòng, nhằm cảm hóa y. Cho đến nay, phạm nhân Lê Văn Luyện cũng đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức".


Thấy Lê Văn Luyện tỏ vẻ ăn năn, anh bạn đồng nghiệp đi cùng tôi quay sang hỏi: "Thế bây giờ em đã an tâm cải tạo rồi chứ? Còn muốn chống đối cán bộ trại giam nữa không?". Luyện ngập ngừng, kèm theo cái lắc đầu: "Em... không dám nữa! Giờ em chỉ mong cải tạo tốt để bố mẹ và ông bà an tâm".


Khi chúng tôi hỏi: "Em có sợ bị các phạm nhân khác đánh đập vì tội ác đã làm không?", Luyện chỉ cúi mặt, đưa tay lên gãi gãi đầu rồi im lặng.


Còn nhớ, trong một số lần tiếp xúc với báo chí trước đây, Lê Văn Luyện vẫn thể hiện sự lạnh lùng, vô cảm, ánh mắt sắc nhọn cùng với câu nói: "Mặc đời trôi đến đâu thì trôi". Thế nhưng, lần này thì khác, ngay từ lúc đầu gặp PV tại trại giam số 3 (bộ Công an, đóng tại địa bàn huyện Tân Kỳ, Nghệ An), Luyện không còn đưa ánh mắt dò xét hay có những câu nói bỗ bã. Càng về cuối buổi tiếp xúc, Luyện càng trở nên cởi mở, dễ chia sẻ hơn. Hắn ấp úng bảo: "Em cũng không biết vì sao lại có tin đồn em bị đánh chết. Từ khi về trại giam này, em cũng sợ bị các phạm nhân khác "xử"... Nhưng thực tế thì em không bị phạm nhân nào bắt nạt hay đánh đập gì cả. Bây giờ, đêm nào em cũng suy nghĩ, day dứt. Cũng chỉ vì em chẳng ra gì nên mới gây ra tội ác khiến cả nhà phải đi tù theo...".


Luyện trải lòng tiếp: "Gia đình em có 3 anh em trai, em là cả và thương thằng cu út nhất. Ngày em bị bắt, nó mới 3 tuổi, chưa hiểu gì cả. Trước đây, hồi còn ở nhà, em hay chơi đùa với nó, kiệu nó lên vai đi khắp nơi. Tháng 9 năm nay là nó đủ tuổi đi học lớp 1, không biết có còn nói ngọng như trước nữa không. Tự dưng em thấy nhớ nó quá!...".


Khi được hỏi về thông tin "trước khi bị bắt, Luyện có người yêu ở huyện Thường Tín, Hà Nội và tình cảm rất thắm thiết?", Luyện phủ nhận: "Đó chỉ là tin đồn thôi. Em cũng có thích một người ở quê nhưng không dám nói".



Không còn "muốn chết" nữa


Trao đổi với PV, đại tá Phạm Tiến Dũng - Giám thị trại giam số 3 cho biết: "Những ngày đầu khi Lê Văn Luyện được chuyển từ trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang về đây, Luyện vẫn giữ thái độ vô cảm, ít nói. Luyện hầu như không nói chuyện hay va chạm với các bạn tù. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi các quản giáo và cán bộ tiếp xúc với Luyện nhiều hơn, Luyện đã trò chuyện, cởi mở hơn và bắt đầu thể hiện sự ăn năn, hối lỗi. Luyện không còn nói chỉ muốn chết nữa mà thay vào đó là muốn cải tạo tốt để phần nào chuộc lại lỗi lầm đã gây ra".



Theo ĐSPL





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1fxd5Vu

Học sinh lớp 4 viết đơn xin chuyển chỗ vì thích bạn


Trong lá đơn, cậu học sinh lớp 4 Trần Anh Tuấn đã bày tỏ mong muốn được chuyển tới ngồi gần bạn nữ mình thích.


Lý do đơn giản của điều này là cả hai bạn đều thích nhau. Sợ cô giáo từ chối vì ảnh hưởng đến học tập, Anh Tuấn đã tự hứa sẽ không nói chuyện và làm phiền bạn gái trong giờ học.


Tờ đơn của cậu học sinh đã khiến cộng đồng dân mạng bật cười. Nhiều người cho rằng lá đơn này dễ thương, tình cảm của con trẻ lúc nào cũng đơn giản và trong sáng. Chính lá đơn của cậu bé học sinh cũng khiến nhiều người nhớ đến mối tình thời học sinh vô tư, hồn nhiên của mình.



Đơn xin chuyển chỗ gây sốt của cậu học sinh lớp 4.


Tuy nhiên, không ít người lo ngại trước thực trạng yêu sớm của học sinh hiện nay. “Việc thích một bạn cùng lớp thì không sao, nhưng cậu học sinh lớp 4 này đã tự hứa không ôm bạn gái trong giờ học. Trẻ con bây giờ đã bày tỏ hành động yêu đương rất bạo dạn rồi”, Thu Hằng bày tỏ quan điểm.


Không khó để nhận thấy hiện nay, nhiều trẻ em tiểu học đã có tình cảm yêu đương, và mạnh dạn thể hiện tình yêu của mình. Những tình cảm trong sáng, dễ thương của các em nhỏ không hẳn là xấu, nhưng để giữ được sự hồn nhiên thì cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, định hướng và giáo dục từ phía gia đình, nhà trường. Và trong một số trường hợp, phải xử lý tình huống thật khéo léo để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.



Theo PV (Tiin.vn/Đất Việt)






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1hrUSh6

Đã xác định được dàn xe 'khủng' tham gia rước dâu


Hiện công an huyện Hương Sơn đã xác định được một số xe vi phạm. Trong đoàn xe đó, có một số xe đến từ các tỉnh khác. Chủ nhân là bạn bè của cô dâu và chú rể. Kết quả cụ thể sẽ được làm rõ trong vài ngày tới.


Liên quan tới sự việc, trung tá Lê Hồng Anh, đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết lực lượng CSGT huyện sẽ xác minh làm rõ nguồn gốc của những chiếc xe phân khối lớn vi phạm luật giao thông nói trên.


Theo trung tá Anh, đến thời điểm này, Công an huyện Hương Sơn chưa hề cấp phép lưu hành xe phân khối lớn cho cá nhân nào.


Đã xác định được dàn xe 'khủng' tham gia rước dâu - Ảnh 1


Công an đã xác định được một số xe mô tô "khủng" vi phạm luật giao thông tham gia đoàn rước dâu.


Trước đó, trưa 25/2, lễ thành hôn của chú rể M.H. (trú tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) và cô dâu T.D. (trú xã Sơn Kim, cùng huyện Hương Sơn) đã diễn ra tại tư gia hai gia đình.


Tại đám cưới này, một dàn siêu xe mô tô “khủng” khoảng hơn 10 chiếc tham gia dẫn đầu đoàn rước dâu (tài xế không đội mũ bảo hiểm - PV), chạy từ gia đình cô dâu (xã Sơn Kim), qua thị trấn Tây Sơn để sang gia đình chú rể (ở xã Sơn Tây) vào buổi trưa cùng ngày.


Nhiều người dân chứng kiến kể lại, dù hơn 10 xe mô tô phân khối lớn chưa được cơ quan chức năng Hà Tĩnh cấp giấy phép lưu hành (chưa có biển số xe) nhưng số xe này vẫn tham gia rước dâu trên đường.


"Tôi tận mắt chứng kiến hình ảnh phản cảm. Cả đoàn siêu xe bất chấp luật giao thông, tài xế không đội mũ bảo hiểm chạy nghênh ngang trên đường ở thị trấn Tây Sơn vào trưa 25/2”, anh N.Q.T. (trú thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn) nói.


PV


Video: Nam thanh niên đấm, đá cô gái dã man giữa đường





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1eIzMWB

Nhiều phụ nữ nhịn nhục cho thầy cúng quan hệ bất chính


Lợi dụng sự mê tín và trình độ dân trí thấp của người dân, thầy cúng Phước đã bày vẽ ra đủ chiêu trò để lợi dụng. Thậm chí, Phước đã “ép” một số phụ nữ trong thôn để quan hệ bất chính, nếu ai không đồng ý sẽ bị hắn “ém” chết.




Trước vụ việc trên, chiều 26/2, Thượng tá Đinh Quang Ven (Trưởng Công an huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) cho biết, Công an huyện đã vào cuộc vạch trần gã thầy cúng “râu xanh” này.



Thầy cúng "yêu râu xanh" Đinh Văn Phước




Như người dân phản ánh, nhiều năm qua, nhiều người ở thôn Nước Kỉa, xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây luôn lo sợ và nghi ngờ trước việc ông Đinh Văn Phước (còn gọi Đinh Văn Dây, ngụ cùng địa phương) có thể biết “cúng ém” và hăm dọa cúng chết bất kỳ ai nếu không tuân thủ theo ý kiến của hắn. Nhiều người có tranh chấp, mâu thuẫn với ông Phước cũng chỉ biết im lặng, nhịn nhục. Thậm chí một số cán bộ xã cũng sợ thầy cúng này.


Lợi dụng sự mê tín và trình độ dân trí còn thấp kém của người dân, thầy cúng Phước đã bày vẽ ra đủ chiêu trò để lợi dụng, đe dọa nhiều người nơi đây, nhất là đối với phụ nữ. Đinh Văn Phước đã “ép” một số phụ nữ trong thôn để quan hệ bất chính với y, nếu ai không đồng ý sẽ bị hắn “ém” chết. Lo sợ trước những lời hăm dọa của Phước nhiều phụ nữ phải nhịn nhục đồng ý cho tên “yêu râu xanh” quan hệ.


Bà Đ.T.N trong lúc đi làm rẫy một mình, bị Đinh Văn Phước khống chế, hăm dọa sẽ cúng ém nạn nhân chết nếu không cho “quan hệ”. Lo sợ trước lời hăm dọa của Phước, bà N. đã cho Phước “quan hệ”. Sau lần đó, mỗi lần gặp bà N. ở chỗ vắng, thầy cúng Đinh Văn Phước tiếp tục khống chế hăm dọa sẽ nói cho mọi người biết chuyện quan hệ giữa 2 người.


Vừa sợ ông Phước cúng chết vừa sợ bị mọi người biết, bà N. đành cho ông Phước quan hệ. Ròng rã từ năm nhiều năm trời bà N. cho ông Phước “quan hệ” ở nơi vắng trên rẫy.


Ngoài bà N. ra, Đinh Văn Phước còn quan hệ bất chính với rất nhiều phụ nữ trong thôn. Hầu hết phụ nữ ở đây đều sợ Đinh Văn Phước nên không ai dám đứng ra tố cáo hành vi đồi bại của y. Ngoài việc sợ xấu hổ chồng con, xóm làng, nhiều người sợ bị ông Phước cúng ém hại bản thân cũng như người gia đình.


Trước tình hình trên, Công an huyện Sơn Tây đã vào cuộc đưa ông Phước ra trước nhân dân kiểm điểm hành vi bịa chuyện cúng ém chết người này. Đồng thời Công an huyện cũng đã điều tra làm rõ hành vi đồi bại của Phước.


Theo Khuất Hậu (Dân Trí)





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1dHVlqU

Hai hàng Phật tử cung nghênh 1.250 nhà sư khất thực



Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1cZZWHO





Minh Đăng Quang (1923 - 1954) là một tu sĩ Phật giáo và là người khai sơn hệ phái Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Nguyên thế danh Sư là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh lúc 10 giờ đêm ngày 26 tháng Chín năm Quý Hợi (tức 4 tháng 11 năm 1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình (nay thuộc huyện Tam Bình) tỉnh Vĩnh Long; là con út trong một gia đình có 5 người con. Song thân của Sư là ông Nguyễn Tồn Hiếu và bà Phạm Thị Nhàn.


Có tiếng thông minh, lại chăm chỉ, việc học hành của Sư mỗi năm mỗi tiến phát. Ngoài giờ học tập ở trường, giúp việc nhà, Sư còn tìm tòi học hỏi về Tam giáo. Năm 15 tuổi, Sư xin phép cha qua Nam Vang để tầm sư học đạo. Tại đây, Sư thọ giáo với một tu sĩ người Khmer lai Việt để nghiên cứu kinh tạng và đường lối y bát chơn truyền của Phật Tăng xưa.


Khoảng 3 năm sau, cuối năm 1941, Sư về lại Sài Gòn, vâng lời cha lập gia đình năm 1942. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, thì vợ (tên Kim Huê, người Chợ Lớn, không rõ họ) và con nhỏ của Sư đều lâm bệnh rồi lần lượt qua đời.


Cám cảnh vô thường, Sư quyết chí đi tu. Đầu tiên Sư đến Hà Tiên định lần qua Phú Quốc, rồi sau đó sẽ đi nước ngoài học đạo. Nhưng khi vừa đến nơi thì đã trễ tàu, Sư ra đầu gành bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên) ngồi tham thiền 7 ngày đêm. Trước cảnh trời nước bao la biến đổi khôn lường, cộng với nỗi đau riêng (mẹ và vợ con đều mất sớm)...vào một buổi chiều, Sư ngộ được lý vô thường, vô ngã, khổ vui của cuộc đời,...và ngộ được lý pháp "thuyền Bát Nhã ngược dòng đời cứu độ chúng sinh".


Sau khi ngộ đạo, Sư lên vùng Thất Sơn (An Giang) để tiếp tục tu tập.


Ít lâu sau, chiến tranh lan tới vùng núi rừng Thất Sơn, phá tan cảnh yên tĩnh thường có. Trong bối cảnh ấy, Sư gặp được một nam tín đồ và theo vị này về trú ở Linh Bửu Tự, thuộc làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Nơi đây, suốt ba năm (1944 - 1947), thường thì buổi sáng Sư đi khất thực, đến trưa thì thọ trai, buổi chiều giáo hóa, buổi tối tham thiền nhập định, nêu gương về đời sống phạm hạnh thanh tịnh, y theo truyền thống của Phật Tăng thời chính pháp.


Đầu năm 1947, Sư rời chùa để đi giáo hóa khắp Nam Bộ, và các vùng miền khác như Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa, Vũng Tàu, v.v...


Sau 8 năm tiếp độ tăng chúng, vào ngày 1 tháng Hai năm Giáp Ngọ (1954), Sư rời Tịnh xá Ngọc Quang đi với một vị sư già và một chú điệu qua Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long), rồi qua tiếp Cần Thơ. Nhưng khi đến Cái Vồn (Bình Minh, Vĩnh Long) thì Sư bị một số người bắt đi thất tung.




Thủ tướng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên


Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải và TP Hà Nội phải thống nhất phương án làm cầu đường sắt sớm nhất.


Trước đó, khi bàn về dự án đường sắt đô thị số 1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng than phiền việc thực hiện dự án quá chậm, quá nhiều tranh cãi, hội thảo nhưng chưa kết luận được.


Bộ trưởng Thăng khẳng định, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là thống nhất theo phướng án Thủ tướng đã chấp thuận là làm cầu mới cách cầu Long Biên 30m. Đây là phương án chi phí ít nhất, giải phóng mặt bằng thấp nhất. Tuy nhiên, Hà Nội lại có phương án khác nên lại xảy ra rắc rối. Bộ trưởng Thăng đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, khi làm việc với Tổng thống, Thủ tướng Pháp, họ đều muốn Việt Nam giữ lại cầu Long Biên và sẽ góp phần tài trợ.


Thủ tướng khẳng định, quan điểm từ trước tới nay là giữ nguyên cầu Long Biên, còn làm cầu mới chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì các bên phải ngồi lại với nhau.


Đối với cầu Long Biên, phải có phương án phục hồi cụ thể, sử dụng theo công năng cho phù hợp. Còn đối với cầu vượt sông phục vụ tuyến đường sắt số 1 cũng phải bàn cho cụ thể, cách 30, 50 hay 200 mét thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội ngồi lại tính toán.


Theo Tiền Phong





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1etyGCM

Nửa đêm bóp cổ bà nội để cướp vàng



Sau khi bóp cổ bà nội để cướp tài sản, Long (ngụ TP.HCM) lên tỉnh Lâm Đồng sinh sống, trốn lệnh truy nã trong 3 năm.



Ngày 28/2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP.Cần Thơ cho biết vừa di lý Nguyễn Phi Long (33 tuổi, ngụ phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) từ Lâm Đồng và bàn giao cho cơ quan điều tra để làm rõ về hành vi Cướp tài sản.

Theo tài liệu điều tra, tối 15/8/2011, Long về nhà bà nội là Dương Thị Bảy (ngụ xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ) chơi và ngủ lại. Khoảng 23h30, Long vào phòng ngủ của bà nội giật sợi dây chuyền (5,5 chỉ vàng 24K) và đôi bông tai (1,5 chỉ vàng 24K) đang đeo trên người.


Bà Bảy la lên thì bị Long bóp cổ và bịt miệng đến ngất xỉu, rồi tiếp tục lột chiếc vòng đeo tay bằng cẩm thạch có cẩn vàng (3 chỉ vàng 24K) cùng 7 triệu đồng của nạn nhân.


Sau khi cướp được tài sản, Long chạy ra ngoài thì gặp một người hàng xóm. Anh ta nói dối là bác vợ bị tai nạn nên nhờ người này chở lên bến Ninh Kiều. Sau khi tỉnh dậy, bà Bảy đã đến cơ quan công an trình báo toàn bộ sự việc.


Ngày 24/8/2011, Công an huyện Phong Điền ra quyết định truy nã Nguyễn Phi Long về hành vi cướp tài sản. Gần 3 năm truy tìm, các trinh sát lần ra nơi lẩn trốn và bắt giữ Long tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.


Theo Zing





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1dHJvgd

20 năm, cầu Long Biên chưa một lần được sơn lại



Cầu Long Biên xuống cấp nghiêm trọng vì thiếu kinh phí duy tu. Trụ, dầm và thành cầu nhiều chỗ mối mọt. 20 năm, chưa một lần sơn lại.



Theo Công ty Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên) cầu hiện chỉ còn 13 nhịp dầm Pháp cũ, nhiều nhịp bị cắt ngắn so với nguyên bản. Sáu nhịp cũ được thay bằng 17 dầm quân dụng.

Phần đường bộ hai bên của 6 nhịp cũ bị hỏng được thay thế bằng 34 nhịp dầm và có thêm 6 nhịp dầm thiết kế phình rộng phục vụ tránh xe trên cầu.












Cầu Long Biên. Ảnh: Hoàng Hà.



Ông Nguyễn Quang Long, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn giao thông Công ty Đường sắt Hà Hải, cho biết, điểm yếu nhất của cầu Long Biên hiện nay chính là các nhịp cầu cải tạo. “Sau khi Mỹ đánh phá năm 1972, chúng ta nói là sửa chữa tạm, nhưng vẫn để dùng đến tận ngày nay”, ông Long nói.


Việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên do 2 đội công nhân gần 40 người đảm nhận, ngoài ra còn một tổ bảo vệ, canh gác cầu. Kinh phí duy tu cầu được cấp hằng năm, năm 2013 xấp xỉ 7 tỷ đồng.


Ngoài sửa chữa thường xuyên, vào năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, chưa có một lần gia cố lớn nào khác.


Theo ông Long, nguồn kinh phí duy tu thường xuyên chỉ đủ để cạo gỉ sắt và sơn lại những chỗ bị gỉ mọt, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, quét dọn, vệ sinh cầu. “Ngay cả việc sơn, chúng tôi cũng chỉ sơn lại những chỗ bị mối mọt, gầm và thành cầu. Phần nhịp thép của Pháp để lại nhiều chỗ gỉ đen. Hai mươi năm nay, cầu chưa lần nào được sơn lại toàn bộ”, ông Long nói.


Hiện nay, tàu hỏa qua cầu bị giới hạn tốc độ ở mức 25 km/h, do các nhịp cầu được cải tạo sau năm 1972 bị võng. Đầu nhịp nhô lên, giữa nhịp võng xuống (kể cả trường hợp không tải), khiến đường sắt võng theo.


Ông Đỗ Văn Định, cán bộ kỹ thuật trực tiếp phụ trách 2 đội duy tu, sửa chữa cầu Long Biên, cho rằng, ngoại trừ 17 dầm quân dụng làm sau năm 1972 cần thay thế để tăng tốc độ chạy tàu, về cơ bản, chất thép của cầu còn tốt, kết cấu chính của cầu (dọc theo đường sắt) vẫn ổn định.


Theo ông Định, nếu có phương án sửa chữa cầu quy mô, cầu vẫn có thể “thọ” thêm hàng chục năm, kể cả khi thực hiện phương án giữ các nhịp cầu cải tạo sau 1972 để lưu lại dấu tích tàn phá của máy bay B-52 Mỹ.


Theo Công ty Đường sắt Hà Hải, trước mắt, cầu Long Biên phải đầu tư 3 hạng mục sửa chữa khẩn cấp gồm: Hai sàn tránh xe phần đường bộ và một trụ phụ chưa được bọc vật liệu chống gỉ.

Chi phí cho các hạng mục này khoảng 1,5 tỷ đồng, nhưng chưa được phê duyệt. Hiện nay, phần đường sắt được duy tu thường xuyên; phần đường bộ nhiều chỗ gỉ, chưa được xử lý.


Đang bị xâm phạm


Toàn bộ gầm cầu Long Biên và hành lang an toàn ở hai đầu đang bị người dân chiếm dụng. Tại khu vực đầu cầu phía quận Hoàn Kiếm, gầm cầu đoạn qua các phường Đồng Xuân, Phúc Tân bị chiếm dụng hoàn toàn.


Gầm cầu đoạn vượt qua đường Trần Quang Khải, toàn bộ vỉa hè ở đây đang là điểm trông giữ ô tô, xe máy ngày đêm. Nhân viên ở đây dựng cả lều lán túc trực 24/24h. Tại khu vực gầm cầu đoạn từ bờ đê đổ ra bãi sông Hồng, liên tiếp là các bãi trông giữ xe, điểm tập kết hoa quả, xe tải ra vào cả ngày.


Thậm chí, tại đường dẫn lên cầu từ phía bốt Hàng Đậu đi lên, thành cầu bị đục thủng nhiều khoang để làm hàng quán và kho chứa đồng nát.


Tại khu vực gầm cầu phía quận Long Biên, nhiều công trình còn được xây ngay chân cầu hoặc trên hành lang bảo vệ. Gần 100m gầm cầu đoạn qua vườn hoa Ngọc Thụy đang bị biến thành nhà ở của người lao động tự do.


Theo Tiền Phong





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1etyGma

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất


Ngày 27/2, tại buổi làm việc của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, nếu 10 năm tới, cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đi vào khai thác thì Tân Sơn Nhất phải mở rộng tối đa để có thể đáp ứng công suất hoạt động.











san-bay-7569-1393494020.jpg

Tân Sơn Nhất dự tính mở rộng nhà ga, sân đậu máy bay. Ảnh: Hữu Công.



Theo ông Hùng, Tân Sơn Nhất đã đạt ngưỡng 20 triệu lượt khách từ cuối 2013, lúc cao điểm đạt 550 chuyến một ngày nên nếu không mở rộng sẽ khó đáp ứng được nhu cầu.


Theo tính toán của ACV, để đáp ứng hạ tầng cho công suất tối đa 26 triệu lượt hành khách một năm, sân bay cần phải có 60-65 vị trí đỗ máy bay thay vì chỉ có 40 vị trí như bây giờ. Nếu tận dụng hết đất đai còn lại và một phần đất quốc phòng có thể xây dựng thêm được 21 vị trí sân đỗ.


Về phần nhà ga Quốc tế, ACV dự định sẽ mở rộng cánh phải và cánh trái để tăng thêm 40 quầy làm thủ tục. Nhà ga quốc nội nối dài thêm như nhà ga T1 Nội Bài được 3.900 m2. Nếu mở rộng tốt, cả quốc tế và quốc nội sau khi cải tạo có thể đáp ứng thêm 6 triệu lượt khách.


Trước báo cáo của ACV, Bộ Trưởng Đinh La Thăng đề nghị đơn vị này cần rà soát lại toàn bộ để xây dựng chiến lược tổng thể từ nay và tầm nhìn sau 2030 và phải gắn với đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải cùng mạng lưới vận tải quốc gia. Từ đó xây dựng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tính liên kết cao với các cảng hàng không trong khu vực và cả nước. Ngoài ra, Bộ trưởng nêu lãnh đạo ACV nên sớm triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra để thay đổi tư duy quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn lực phát triển bền vững.


Theo Vnexpress





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1hnGzKw

Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt ăn... ớt

Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt ăn... ớt




Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt ăn... ớt 1

Theo đó Phòng GD-ĐT huyện Bù Gia Mập đã đề nghị ban giám hiệu Trường tiểu học Hoàng Diệu xử lý kỷ luật nghiêm đối với các giáo viên: Lê Thị Ánh Tuyết - giáo viên chủ nhiệm lớp 4B1, Nguyễn Tiến Giáp - giáo viên chủ nhiệm lớp 4B2 và Nguyễn Thị Hương - giáo viên chủ nhiệm lớp 5B1 vì phạt học sinh ăn ớt.

Trước đó trong hai ngày 18 và 19-2, ba giáo viên trên đã phạt hàng chục học sinh các lớp 4B1, 4B2 và 5B1 ăn ớt vì không học bài và nói chuyện riêng trong lớp.


Nhiều em bị bắt ăn ớt dẫn đến cay nóng, đỏ miệng, đỏ môi, phải uống nước liên tục để “giải cay” đã về thuật lại cho phụ huynh. Sau đó nhiều phụ huynh làm đơn kiến nghị nhà trường, cơ quan chức năng và gửi báo chí bày tỏ bức xúc, đồng thời yêu cầu xử lý các giáo viên về cách giáo dục học sinh chưa đúng phương pháp, phản giáo dục.


Theo bà Bùi Thị Phương Minh, hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Diệu, cuộc họp xử lý vi phạm đối với các giáo viên phạt học sinh ăn ớt vào chiều 25-2 đã thống nhất sẽ cắt thi đua đối với ba giáo viên Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Tiến Giáp và Nguyễn Thị Hương trong năm học 2013-2014.


Riêng cô Lê Thị Ánh Tuyết (người phạt nhiều học sinh ăn ớt nhất) cho nghỉ khối trưởng khối 4, đưa ra khỏi nguồn đối tượng Đảng và cho nghỉ thành viên ban thanh tra nhân dân.


Hết năm học nhà trường sẽ xem xét sự tiến bộ và khắc phục hậu quả của từng thầy cô để xem xét, phân công biên chế cho năm sau.


Ba thầy cô giáo phạt học sinh ăn ớt cũng đã đến nhà phụ huynh xin lỗi. Đến nay các em học sinh đã ổn định tâm lý và học tập lại bình thường.


Theo Tuổi trẻ






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1hFG5NX

Công an lái ô tô gây tai nạn bỏ chạy, mặc nạn nhân bên vũng máu


Sự việc xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 26/2, tại huyện Lâm Thao, Phú Thọ. Vào thời điểm trên, ông Đặng Huy Trường (SN1965, trú tại khu 8, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, hiện đang là Phó Bí thư Đảng ủy xã Xuân Huy) trên đường đi dự hội nghị tại xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao) về đến khu 7 xã Tứ Xã (cách cổng UBND xã Tứ Xã 100 m) thì bị một xe ô tô húc vào từ phía sau.


Vụ va chạm trên khiến xe máy mang BKS: 19 S1- 082.72 do ông Trường điều khiển cày lết trên mặt đường hơn 10m, nạn nhân bị đập đầu xuống đường và chảy rất nhiều máu. Còn chiếc ô tô mất lái, lao lên phía trước cách vị trí va chạm khoảng 30m nữa.



Nạn nhân Đặng Huy Trường nằm bất động trên vũng máu sau vụ tại nạn xảy ra (ảnh do gia đình cung cấp).



Nạn nhân Đặng Huy Trường nằm bất động trên vũng máu sau vụ tại nạn xảy ra (ảnh do gia đình cung cấp).




Tuy nhiên, sau khi gây tai nạn, những người trên xe ô tô đã không dừng lại mà nhấn ga đi khỏi hiện trường.


Theo bà Đặng Thị Thao (SN 1962, trú tại Khu 9, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ, chị gái nạn nhân Trường), lúc xảy ra tai nạn trên xe có 2 cán bộ Công an huyện Lâm Thao và 1 người là cán bộ công an xã Tứ Xã. Người điều khiển xe ô tô gây tai nạn mang BKS: 19C - 017.88 do ông Nguyễn Mạnh Cường (cán bộ Công an huyện Lâm Thao).



Bà Đặng Thị Thao (chị gái nạn nhân Trường) bức xúc kể lại sự việc.



Bà Đặng Thị Thao (chị gái nạn nhân Trường) bức xúc kể lại sự việc.




Sau khi gây tai nạn, một người tên là Quang (là Phó trưởng Công an xã Tứ Xã) xuống xe đi đến hiện trường và bảo chú Trường say rượu tự ngã rồi lên xe bỏ đi. Tiếp theo, một người khác tên là Huấn (cũng là cán bộ Công an huyện Lâm Thao) xuống hiện trường, rồi lật người ngửa em tôi lên thì máu mũi của em tôi chảy một vũng dài.


Sau đó, anh Huân đã gọi anh Cường là người điều khiển xe ô tô là: “Cường ơi quay lại” nhưng anh Cường và anh Quang không xuống xe mà tiếp tục nhấn ga cho xe ô tô phóng đi - chị Thao cho hay.



Đơn tố cáo của gia đình ông Trường



Đơn tố cáo của gia đình ông Trường




Người dân khi chứng kiến hành động bỏ mặc nạn nhân nằm bên vũng máu của 2 cán bộ Công an huyện Lâm Thao đã rất bức xúc. Họ kéo đếnrất đông và yêu cầu đưa chiếc xe ô tô gây tai nạn bỏ chạy kia quay lại. Nhưng những cán bộ công an kia đã bỏ ngoài tai lời đề nghị chí ít là cấp cứu nạn nhân của những người dân chứng kiến có mặt tại hiện trường.


Do mất nhiều máu, đến 15h30 cùng ngày ông Đặng Huy Trường đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.



Cơ quan công an đưa chiếc xe của nạn nhân về để phục vụ quá trình điều tra.



Cơ quan công an đưa chiếc xe của nạn nhân về để phục vụ quá trình điều tra.




Theo thông tin chúng tôi mới cập nhật được, sau khi nhận được phản ánh từ gia đình nạn nhân, cơ quan Công an tỉnh Phú Thọ đã triệu tập 3 người điều khiển và ngồi trên xe ô tô BKS 19C – 017.88 gây ra vụ tai nạn này để điều tra, làm rõ vụ việc. Ban đầu cơ quan công an xác nhận có 2 người thuộc cán bộ Công an huyện Lâm Thao và người còn lại là cán bộ Công an xã Tứ Xã.


Theo Soha





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1hFG5xt

25 bác sĩ đi 'chuyên cơ' được tặng bằng khen của Thủ tướng



Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định tặng bằng khen cho tập thể cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai.



Các y bác sĩ của hai bệnh viện trên trực thuộc Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong công tác cấp cứu các nạn nhân trong vụ sập cầu treo tại bản Chu Va (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.


Ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ trong công tác cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân sập cầu ở bản Chu Va, UBND tỉnh Lai Châu cũng tặng bằng khen cho 6 tập thể là Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, các đơn vị y tế trong tỉnh này (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Uyên) và đơn vị bạn là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.












Đoàn bác sĩ từ Hà Nội đi trực thăng lên Lai Châu. Ảnh: Hoàng Anh - Lê Hiếu.



Sau một cú điện thoại trong đêm 24/2, đoàn 25 bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai được thành lập và di chuyển từ Hà Nội bằng trực thăng lên Lai Châu để mổ cho hàng chục người trong vụ sập cầu treo xảy ra vào 8h30.


Liên tục phải đổi giờ và địa điểm đáp trực thăng do trời sương mù, hơn 12h trưa ngày 25/2, đoàn bác sĩ có mặt tại Lai Châu để cứu chữa cho các nạn nhân bị thương nặng trong tình trạng nguy kịch. Đoàn y bác sĩ từ Hà Nội cũng mang theo nhiều vật dụng y tế, các đơn vị máu và thiết bị mổ để phục vụ công tác cứu chữa cho các nạn nhân.


Hiện các nạn nhân bị thương nặng không còn nguy hiểm đến tính mạng.


Theo Zing





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1pAU8Ki

Dự tính cổ phần hóa, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất


Ngày 27/2, tại buổi làm việc của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, nếu 10 năm tới, cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đi vào khai thác thì Tân Sơn Nhất phải mở rộng tối đa để có thể đáp ứng công suất hoạt động.


Dự tính cổ phần hóa, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 1


Tân Sơn Nhất dự tính mở rộng nhà ga, sân đậu máy bay. Ảnh: Hữu Công.


Theo ông Hùng, Tân Sơn Nhất đã đạt ngưỡng 20 triệu lượt khách từ cuối 2013, lúc cao điểm đạt 550 chuyến một ngày nên nếu không mở rộng sẽ khó đáp ứng được nhu cầu.


Theo tính toán của ACV, để đáp ứng hạ tầng cho công suất tối đa 26 triệu lượt hành khách một năm, sân bay cần phải có 60-65 vị trí đỗ máy bay thay vì chỉ có 40 vị trí như bây giờ. Nếu tận dụng hết đất đai còn lại và một phần đất quốc phòng có thể xây dựng thêm được 21 vị trí sân đỗ.


Về phần nhà ga Quốc tế, ACV dự định sẽ mở rộng cánh phải và cánh trái để tăng thêm 40 quầy làm thủ tục. Nhà ga quốc nội nối dài thêm như nhà ga T1 Nội Bài được 3.900 m2. Nếu mở rộng tốt, cả quốc tế và quốc nội sau khi cải tạo có thể đáp ứng thêm 6 triệu lượt khách.


Trước báo cáo của ACV, Bộ Trưởng Đinh La Thăng đề nghị đơn vị này cần rà soát lại toàn bộ để xây dựng chiến lược tổng thể từ nay và tầm nhìn sau 2030 và phải gắn với đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải cùng mạng lưới vận tải quốc gia. Từ đó xây dựng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tính liên kết cao với các cảng hàng không trong khu vực và cả nước. Ngoài ra, Bộ trưởng nêu lãnh đạo ACV nên sớm triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra để thay đổi tư duy quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn lực phát triển bền vững.


Theo Hồng Châu (Vnexpress)





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/N9qsVI

Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ

Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ




Vụ án mạng man rợn xảy ra vào khoảng 13h ngày 26/02 tại thôn Nà Ao, xã Đề Thám (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) khiến 1 cháu bé 9 tuổi (học lớp 4) thiệt mạng.


Theo thông tin ban đầu, hung thủ là 2 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc. Nguyên nhân xảy ra vụ án mạng là do mâu thuẫn trong làm ăn của bố cháu bé và hung thủ.


Sau nhiều lần sang Việt Nam đòi nợ nhưng bố cháu bé trốn nên hung thủ đã ra tay sát hại dã man cháu bé 9 tuổi bằng cách chặt đầu.


Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ 1

Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ 2


Hiện 2 đối tượng đang được giam giữ tại UBND xã Bắc La, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.



Nhận được tin của quần chúng nhân dân, Công an huyện Tràng Định kết hợp với Công an huyện Văn Lãng đã truy lùng kẻ thủ ác.


Sau nhiều giờ truy bắt thì đến 14h hôm nay (27/2), 2 đối tượng đã bị Công an huyện Văn Lãng bắt tại thôn Hát Lốc, xã Bắc La, huyện Văn Lãng. Hiện 2 đối tượng đang được giam giữ tại UBND xã Bắc La, huyện Văn Lãng.


Danh tính 2 kẻ thủ ác vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ.






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/OHZXYB

Trúng 3 vé độc đắc làm ‘đại gia’ 21 ngày

Chuyện đã qua gần 20 năm, nhưng ông Vương Sỹ Cầm (65 tuổi, ngụ đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) vẫn nhớ như in quãng thời gian ngắn ngủi được làm “đại gia” nhờ trúng 3 tờ vé số độc đắc.

Nói là ngắn ngủi, bởi sau vỏn vẹn 21 ngày “lên đời”, một trận hỏa hoạn xảy ra đã thiêu rụi gần như tất cả số tiền lĩnh giải của ông. Mấy bao tải tiền thưởng chỉ còn lại vỏn vẹn gần 10 triệu đồng, ông đầu tư mua thiết bị bào chế thuốc Nam.


Giấc mộng tỷ phú vượt ngoài tầm với, song ông thấy thanh thản khi được dùng số tiền “lộc trời” ít ỏi còn lại để chữa bệnh miễn phí, như một cách trả ơn người đời đã cưu mang khi gia đình ông lâm vào cảnh hoạn nạn.


Từ con số 4 trùng hợp


Thời gian trôi qua, ngôi nhà hai vợ chồng ông bà Cẩm sinh sống trong khu tập thể đã ngả màu, ông cười bảo: “Chú không ngờ tỷ phú nhờ trúng số lại phải sống trong ngôi nhà như thế này phải không? Số tiền mà tôi trúng số vào ngày ấy, nếu tính ra có thể mua được mấy ngôi nhà to đẹp rồi. Và nếu tôi chữa bệnh mà cũng lấy tiền công từ người nhà bệnh nhân từ trước tới giờ thì tiền thu về còn nhiều hơn số tiền trúng số mấy lần.


Vì nghèo túng không có tiền đi viện, họ mới tìm đến mình thì phải chữa cho người ta, tôi chỉ lấy tiền thuốc, còn tiền công thì không, chỉ mong cho người ta sớm khỏi bệnh. Mình làm phúc tích đức cho con cháu, lương hưu của tôi cũng đủ cho hai vợ chồng già sinh hoạt hàng ngày.


Ngày nhà tôi gặp hoạn nạn, cũng nhờ mọi người cưu mang giúp đỡ. Tôi thấy mình giàu nhất là được mọi người tin tưởng, quý mến đấy”.


Ông Cầm cho biết, theo quan niệm của nhiều người, tứ phát âm gần giống với chữ tử, nhưng với ông, đó là con số cát tường, đã thay đổi vận mệnh cuộc đời ông và gia đình mình.

“Trước khi trúng số, tôi bị người bạn lừa mất 20 cây vàng, đấy là toàn bộ tài sản mà hai vợ chồng đã vất vả lao động dành dụm. Lúc ấy, tiền mặt trong người tôi còn lại đúng 37.000 đồng. Cũng chỉ vì xót của, tôi sinh bệnh, lông mày, lông mi, tóc rụng gần hết đến mức bạn bè thân thiết cũng không ai nhận ra. Nhưng đang trong lúc bi đát nhất, tờ vé số đã cứu cánh gia đình tôi”, ông nhớ lại.












Ông Cầm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn khi hành nghề bốc thuốc giúp đời


.

Đấy là ngày 20/9/1995, ông Cầm vẫn nhớ như in. Buổi sáng sớm, ông đón 4 cô giáo học Trường Đại học sư phạm ngoại ngữ tìm đến nhà nhờ xem bệnh. Sau khi bắt mạch, thấy các cô không có bệnh gì, ông biếu mỗi người một nắm lá thuốc về đun lấy nước uống.


Mấy cô giáo gửi ông tiền công nhưng ông nhất quyết không nhận. Khi ra về, các cô âm thầm đặt lại dưới tờ báo ở trên bàn uống nước 40.000 đồng lúc nào mà ông không hề hay biết.


Cũng trong buổi sáng hôm đấy, ông Cầm lại nhận được tin một người thân ở huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ) bị ngã giàn giáo gãy chân nhờ ông về bó thuốc. “Dù cách xa 40 km nhưng tôi cũng không ngần ngại đi xe về chữa bệnh cho chú ấy. Sau khi băng bó và đắp thuốc tổng cộng chi phí mua lá thuốc là 80.000 đồng, nhưng bà vợ cứ loanh quanh mãi lục đi lục lại trong nhà cũng chỉ còn duy nhất cả thảy 40.000 đồng tiền lẻ. Dù thiếu nửa tiền nhưng lúc đó, tôi vẫn vui vẻ nhận”, ông Cầm kể tiếp.



Triết lý sống giản đơn


Nói về việc trúng số của mình ông Cầm tâm sự: “Giàu có thì đã có số, bản thân tôi cũng không mong muốn gì xa vời, miềm vui đáng quý nhất là nhìn thấy các con mình khó khăn nhưng biết cố gắng vươn lên làm chủ cuộc sống cho riêng mình. Còn tôi, nếu có duyên trúng số nữa tôi sẽ mở một phòng khám để có cơ hội chữa bệnh được cho nhiều người hơn”.



Tình cờ, khi trên đường về nhà, đi qua khu vực Đại Mỗ, quận Từ Liêm, TP.Hà Nội, ông bất ngờ gặp lại 4 người bạn học cũ. Khoảng 4h chiều ông đi xe về và có rẽ vào một quán nước gần nhà. Khi ông Cầm đang ngồi uống nước thì một ông lão đến quán mời mua vé số.


“Trên tay ông ta còn lại đúng 3 tấm vé số 4, ông liên tục mời hết người này đến người khác mua giúp để ông sớm được về với gia đình. Tuy nhiên, không ai thèm để ý đến, thấy thương ông nên tôi đã ra mua”, ông nói tiếp.


Ông Cầm tâm sự, lúc mua 3 tấm vé, bản thân chỉ muốn giúp cụ bán vé số chứ không thể ngờ lại may mắn trúng giải độc đắc. Ông cười tươi nhớ lại: “7h tối hôm ấy, chương trình quay số trên Đài truyền hình Hà Nội diễn ra nhưng tôi cũng không để ý. Đang lúi húi nấu cơm dưới bếp thì tôi nghe thấy trên tivi nhà tôi nói vọng xuống loáng thoáng tới mấy con số.


Nhẩm theo lời của tivi, tôi giật mình khi thấy nó trùng với những số trên tờ vé mà mình mua lúc chiều nay. Bỏ dở việc đang làm, tôi chạy lên nhà ngó xem thế nào thì chương trình quay số kết thúc. Tôi thấp thỏm đợi 15 phút sau trên truyền hình trung ương phát lại kết quả xổ số và sung sướng khi cả 3 tờ đều giải độc đắc”.


Lúc đó ông Cầm mừng quýnh lên bảo với con trai thông báo cho vợ ông, nhưng cả nhà không ai tin. Mãi sau khi kiểm tra lại thông tin và đối chiếu tấm vé số trên tay mọi người mới sững sờ người ra cười òa sung sướng.


“Cả đêm hôm đó, hai vợ chồng tôi không ngủ được vì nghĩ đến một số tiền ngoài sức tưởng tượng lúc bấy giờ. Thú thực, bản thân tôi lúc đó không bao giờ nghĩ mình lại có thể trúng vé số, hơn nữa lại còn trúng giải độc đắc”, ông Cầm cười hớn hở khi nhớ lại những ngày đầy may mắn.


Đến hỏa hoạn cháy nhà


Vừa bị người ta lừa lấy hết tài sản, giờ đột nhiên nhận được khoản tiền lớn từ “trên trời rơi xuống”, khó có thể tả hết vợ chồng ông hạnh phúc đến mức nào. Ba lá số độc đắc lúc ấy trị giá gần 200 triệu đồng, nhưng khi ông đi lấy giải công ty xổ số trả loại tiền lẻ, nên tính ra đến mấy bao tiền.


Việc ông Cầm trúng vé số khiến những người hàng xóm, ai nấy đều trầm trồ hiếu kỳ kéo đến chung vui. Nhưng ông không ngờ, chỉ sau 21 ngày đổi đời ngắn ngủi, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi tất cả.


Ông Cầm cho biết, khi nhận được số tiền trúng giải, ông đã mua ngay một chiếc xe máy cho người con trai đầu mới đậu vào đại học làm phương tiện đi lại. Số tiền còn lại, vợ ông chia ra làm từng bọc nhỏ giấu vào góc kín trong nhà.


Bỗng dưng được một số tiền lớn, ông Cầm bàn với vợ: “Có lẽ nhờ các cụ phù hộ mình mới trúng giải”. Sau đó, hai vợ chồng ông bà đã cầm một ít tiền về quê xây lại mộ cho bố mẹ, ông bà. Trớ trêu thay, cũng đúng ngày ông về quê xây mộ thì nhà ông bị cháy.


“Tôi với vợ và cậu con trai cả về quê, để thằng con út ở lại trông nhà. Nhưng ai ngờ, khi chúng tôi vừa đi khỏi nhà một lúc thì thằng con út bỏ nhà đi chơi điện tử từ sáng tới tối. Lúc đi, cu cậu quên không tắt các thiết bị điện đang sử dụng nên nó bị chập dẫn đến cháy nhà. Nhận được tin báo, hai vợ chồng chúng tôi từ quê vội vàng đi lên nhưng mọi thứ đều đã thành tro bụi”, ông Cầm cho biết, lúc hỏa hoạn xảy ra, con trai út may mắn không có nhà, nếu không thì cũng lành ít dữ nhiều.


“Số tiền trúng số cũng bị cháy chỉ còn sót lại đúng 10 triệu đồng. Toàn bộ đồ đạc lá thuốc, giường tủ, quần áo đều bị lửa thiêu rụi. Bỗng chốc trong nhà chẳng còn thứ gì đáng giá ngoài những quần áo đang mặc trên người”, từ vị thế một “đại gia”, ông Cầm lại tay trắng.


Nhưng đúng lúc rơi vào cảnh khó khăn hoạn nạn ấy, ông đã nhận được sự giúp đỡ từ chính những người đã từng được ông chữa bệnh miễn phí.


10 triệu đồng trúng số còn lại, ông đã đầu tư mua máy thái, máy nghiền, tán thuốc và máy ve những viên hoàn đơn để chữa bệnh miễn phí cứu người. Đến giờ, bà con nơi ông Cầm sinh sống vẫn truyền tai nhau chuyện ông được lộc trời, trúng liền 3 tờ độc đắc. Nhưng khi kể về người đàn ông này, bà con thường nói bằng một sự kính trọng đặc biệt với hai từ lương y.





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/OHZUfr

Triệu tập nghi can vụ sập cầu treo, rà soát cầu treo toàn quốc


Theo đó, sự cố sập cầu treo giao thông nông thôn Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu) nghiêm trọng vừa xảy ra cho thấy công tác quản lý đầu tư xây dựng; quản lý chất lượng trong các khâu khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng; công tác quản lý, bảo trì trong quá trình khai thác ở nhiều công trình tương tự còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng gây mất an toàn chịu lực của công trình và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.


Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải phối hợp thực hiện tổng kiểm tra các công trình cầu treo giao thông nông thôn trên địa bàn.


Triệu tập nghi can vụ sập cầu treo, rà soát cầu treo toàn quốc - Ảnh 1


Cầu treo ở Lai Châu sập làm 9 người chết mới xây được một năm.


Riêng đối với Bộ Giao thông Vận tải, bộ trưởng bộ Xây dựng đề nghị cần rà soát các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình cầu treo giao thông nông thôn, nghiên cứu tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, vùng miền nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.


Bộ Xây dựng cho rằng Bộ Giao thông vận tải cần chỉ đạo sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành tăng cường thực hiện kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình cầu treo giao thông nông thôn trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý khai thác và bảo trì công trình.


Được biết, ốc tăng-đơ bị đứt đôi khiến cầu treo Chu Va 6 bị lật nghiêng xuống suối đã được cơ quan công an thu giữ và nhiều khả năng sẽ được đưa về Hà Nội để giám định, phân tích.


Chiều 27/2, công an tỉnh đã triệu tập nhiều đơn vị và những người nghi có liên quan đến vụ đứt cầu treo Chu Va 6 đến cơ quan cảnh sát điều tra làm việc. Tuy nhiên, vẫn chưa phát hiện các sai phạm cũng như có dấu hiệu hình sự trong vụ đứt cầu treo. Vì thế Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu chưa khởi tố vụ án.


Hiện nay, phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Lai Châu vẫn đang tiếp tục xác minh, thu thập thông tin để điều tra làm rõ vụ việc..


PV





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1es7S5U

Bỏ bé 8 tháng vào tay nữ bị cáo rồi biến mất


Bỏ con nhỏ vào tay bị cáo rồi bỏ chạy


Sự việc xảy ra tại TAND quận Kiến An, Hải Phòng vào sáng 24/1, khi TAND quận Kiến An mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án “Môi giới mại dâm” và “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với 4 bị cáo, trong đó có bị cáo Nguyễn Thị Hường (SN 1986, ở thôn Nhất, Bạch Thượng, Duy Tiên, Hà Nam) thì bất ngờ có một thanh niên từ bên ngoài chạy vào tòa án, tay bế một cháu bé khoảng 8 tháng tuổi đặt vào tay bị cáo Hường rồi bỏ chạy ra khỏi trụ sở tòa án.


Lực lượng hỗ trợ trợ tư pháp công an quận đã tổ chức truy đuổi nhưng không bắt được người thanh niên trên.


Sau khi sự việc xảy ra, công an quận đã lập biên bản và ghi lời khai ban đầu của các bị cáo trong vụ án, sau đó dẫn giải bị cáo Hường và đưa cháu bé về trụ sở CA quận để tiếp tục giải quyết.


Theo bị cáo Hường, người thanh niên trên là Cao Đức Tú (SN 1987, thường trú tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng). Tú là chồng không hôn thú của Hường. Cháu bé trên tên Phong, được 8 tháng tuổi, là con đẻ của Hường và Tú.


Công an quận Kiến An đã tìm cách liên lạc với Cao Đức Tú để trả lại đứa trẻ nhưng Tú không có mặt tại địa phương. Bố mẹ của Cao Đức Tú đều đã chết, còn bản thân Tú không có công việc ổn định, sống lang thang. Bản thân Hường cũng không biết người chồng hờ của mình đang ở đâu.



Sau khi bỏ con cho mẹ đang bị xét xử, bố bé biến mất. Ngoài mẹ, bé còn ông bà ngoại nhưng họ cũng không thể chăm bé vì già yếu.


Qua tìm hiểu được biết, Hường là đối tượng lười lao động, thường xuyên dạt nhà, sống lang thang. Thời gian gần đây, Hường dạt về Hải Phòng, thuê nhà ở đường Dương Đình Nghệ, Vĩnh Niệm, Lê Chân để mưu sinh.


Không nghề nghiệp, Hường quen rồi sống như vợ chồng với Tú. Không nghề nghiệp ổn định, lười lao động nên Hường buôn bán hàng quốc cấm và cái gì đến đã đến. Ngày 26/3/2013, Hường bị Công an quận Kiến An, Hải Phòng bắt quả tang về hành vi “Môi giới mại dâm” và “Mua bán trái phép chất ma túy” tại một nhà nghỉ trên địa bàn quận Kiến An.


Do đang mang thai nên ngày 3/4/2013, Hường được cơ quan tiến hành tố tụng quận Kiến An áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn. Ngày 24/5/2013, Hường sinh 1 bé trai tại BV đa khoa huyện Duy Tiên, Hà Nam. Không nghề nghiệp, lại nuôi con nhỏ, một lần nữa Hường lại "nhúng chàm".


Ngày 29/11/2013, Hường lại bị Công an huyện Gia Lâm bắt quả tang về hành vi “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, bị tạm giam tại Trại giam số 1 CATP Hà Nội.


Ngày 24/1, Hường bị trích xuất về Hải Phòng để phục vụ xét xử vụ án trước. TAND quận Kiến An, Hải Phòng đã tuyên phạt bị cáo Hường 8 năm tù cho 2 tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Môi giới mại dâm”.


Người thân trình bày hoàn cảnh và xin... không nuôi bé


Tại Công an quận Kiến An, Hường cho biết, khi sinh đứa con trai ngoài giá thú được 4 tháng tuổi, qua người quen giới thiệu, Hường đã gửi con cho bà Phạm Thị Kim Dung (SN 1969, ở khu I, Vĩnh Niệm, Lê Chân) trông nuôi với giá thỏa thuận 3,5 triệu đồng/tháng.


Theo bà Dung, cháu bé được bà chăm sóc, nuôi dưỡng và ăn ngủ tại nhà. Ngày chưa bị bắt, Hường làm ăn ở đâu bà cũng không rõ. Vài ngày, Hường lại đến nhà bà Dung thăm con chốc lát rồi lại đi ngay. Cháu bé đã được bà Dung nuôi dưỡng 4 tháng nhưng Hường mới thanh toán tiền cho bà được 2 tháng.


Biết hoàn cảnh của Hường hết sức khó khăn nên bà vẫn chăm sóc cháu Phong như con cháu trong nhà. Bà Dung được Hường giới thiệu Cao Đức Tú là bố cháu bé nên thỉnh thoảng Tú cũng đến nhà bà thăm con. Sáng 24/1, Tú đến nhà bà Dung nói chuyện về việc Hường bị bắt và bị TAND quận Kiến An xét xử. Tú xin phép được đón cháu bé sang tòa để gặp mẹ, rồi sẽ quay lại.


Tuy nhiên, Tú đã không mang cháu Phong về trả lại cho bà Dung như đã hẹn. Từ kết quả điều tra, Công an quận Kiến An đã xác định đứa trẻ bị bỏ lại phiên tòa chính là con ruột của bị cáo Hường.


Theo nguyện vọng của bị cáo Hường, muốn gửi con cho bố mẹ đẻ chăm sóc, nên đến 18h30 cùng ngày, công an quận đã đưa cháu bé về trụ sở Công an xã Bạch Thượng để làm thủ tục giao lại cho ông Nguyễn Văn Động và bà Nguyễn Thị Liên (bố, mẹ đẻ của Hường).


Tuy nhiên, quá trình làm việc, ông Động và bà Liên trình bày do sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn nên không đủ sức nuôi đứa trẻ. Hiện nay, hai vợ chồng ông Động đang nuôi cháu gái 7 tuổi, cũng là đứa con ngoài giá thú của Hường.


Trước hoàn cảnh một đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi, mẹ cháu bé đang phải di lý về Trại giam số 1 CATP Hà Nội, nên lãnh đạo Công an quận Kiến An đã quyết định đưa cháu bé về trụ sở để chăm sóc, nuôi dưỡng rồi tìm hướng giải quyết.


Các nữ công an trở thành bảo mẫu bất đắc dĩ


Đại tá Nguyễn Đức Đáng, Trưởng công an quận Kiến An cho biết: “Sau khi xảy ra vụ việc hy hữu trên, lãnh đạo công an quận đã báo cáo Giám đốc CATP Hải Phòng, Quận ủy, UBND quận Kiến An xin ý kiến chỉ đạo. UBND quận đã có công văn đến Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Làng trẻ em SOS thành phố để tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, Làng trẻ SOS cho biết không có căn cứ để tiếp nhận cháu bé.


Giải pháp tình thế, Hội phụ nữ, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội, Mặt trận, đoàn thể quận Kiến An đã cùng vào cuộc để chăm sóc đứa trẻ. Trong đó, Hội phụ nữ công an quận được giao trách nhiệm chăm sóc, công an quận bảo vệ an toàn cho cháu bé.


Do cháu bé chưa có giấy khai sinh nên cơ quan công an đã hoàn thiện các thủ tục, đăng ký khai sinh mang tên Nguyễn Đức Phong theo nguyện vọng của bị cáo Hường. Nhìn đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2014, các CBCS Công an quận Kiến An hết sức thương cảm.



Trong vòng tay các nữ công an, bé đã khỏi bệnh và tăng cân.


Do cháu bé có biểu hiện viêm phổi, thờ khò khè và thiếu canxi nên công an quận đã đưa cháu đến Trung tâm Y tế quận để kiểm tra sức khỏe và điều trị viêm phổi, đồng thời bổ sung canxi. Không ai bảo ai, mỗi CBCS, đặc biệt là hội viên phụ nữ công an quận đã chung tay chăm sóc cháu bé cả về vật chất và tinh thần.


Hội phụ nữ đã vận động CBCS ủng hộ 3 triệu đồng mua sắm quần áo ấm và sữa, thực phẩm để nuôi dưỡng cháu bé. Do được chăm sóc chu đáo, cẩn thận, chế độ dinh dưỡng hợp lý nên sức khỏe cháu bé ổn định, trọng lượng 13kg, tăng 2kg so với ngày bị bỏ rơi tại tòa án.


Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán giá lạnh, cháu bé đã được đùm bọc, thương yêu và sưởi ấm bằng hơi ấm tình người. Mặc dù bận rộn với công việc chuyên môn và gia đình nhưng chị em phụ nữ công an quận đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của người chiến sỹ công an, với một trái tim nhân hậu và tình thương yêu đồng loại, chăm sóc tận tâm cháu bé.


Cũng trong những ngày này, Công an quận Kiến An có lịch phân công công tác đặc biệt cho chị em phụ nữ, đó là “Lịch trông trẻ”, với 7 ca trực/ngày. Mọi người ai cũng lo lắng, thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cháu bé, tương lai sẽ đi về đâu, bởi ngày về của người mẹ tội lỗi ấy vẫn còn quá xa vời.


Nói về giải pháp giải quyết trường hợp cháu bé, đại tá Nguyễn Đức Đáng, Trưởng Công an quận Kiến An cho biết, đơn vị đã liên hệ với Công an huyện Gia Lâm và Trại giam số 1 CATP Hà Nội, về việc đề nghị tiếp nhận nuôi dưỡng cháu bé. Qua trao đổi, được biết, trước khi bị Công an huyện Gia Lâm bắt giữ, Nguyễn Thị Hường đã có thai lần thứ 3.


PV (Tổng hợp)





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1es7RyS

Một phụ nữ chết trong tư thế treo cổ tại phòng trọ


Một phụ nữ được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ bằng dây giày tại một nhà trọ trên địa bàn xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa.




Nạn nhân là chị L.T.D (SN 1972), trú xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Trước đó, vào rạng sáng ngày 26/2, người dân đã phát hiện chị D. tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ.


Được biết, chị D. thuê phòng trọ ở xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa để; chị làm thợ gội đầu ở cách nhà trọ khoảng 1km.



Căn phòng nơi phát hiện chị D chết trong tư thế treo cổ.


Thông tin ban đầu từ phía người dân thì trước đó chị D. được một người đàn ông tặng chiếc xe tay ga và một điện thoại iPhone 5, nhưng sau đêm chị D. tử vong, cả 2 món tài sản đó đều không còn. Người thân cũng cho biết, trước đêm đó, chị D. có uống gần hết một chai rượu nhỏ.


Sau khi nhận được thông tin, người nhà đã đến xác nhận và làm các thủ tục đưa thi thể chị D. về quê mai táng. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.


Theo Trần Lê (Dân Trí)





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1cUOrRW

Thai nhi có dây rốn thắt nút 2 vòng vẫn sống sót



Một em bé bị quấn dây rốn 2 vòng đã may mắn sống sót khi được sinh mổ. Với những trường hợp hy hữu như vậy tỉ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao.




Ngày 27/2, bệnh viện đa khoa TP.Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết trong quá trình mổ đẻ cho sản phụ Hoàng Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, ngụ phường Ba Ngòi, TP.Cam Ranh), các bác sĩ phát hiện thai nhi bị quấn dây rốn 2 vòng nên đã xử lý tình huống nhanh chóng để cứu cháu bé.


Trước đó, ngày 25/2, sản phụ Tuyền nhập viện với chẩn đoán thai nhi 38 tuần, ngôi đầu. Do chẩn đoán thai nhi lớn nên các bác sĩ chỉ định mổ. Trong quá trình mổ, bác sĩ phát hiện thai nhi có dây rốn thắt nút 2 vòng to gần bằng nắm tay nên nhanh chóng cứu đứa trẻ.


Hiện nay, cháu bé và chị Tuyền đang được theo dõi, sức khỏe đã ổn định.


Theo bác sĩ Lê Quang Vinh, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa TP.Cam Ranh, đây là bệnh lý hiếm gặp và gần như không thể phát hiện dây rốn bất thường trước khi sinh. Em bé thật may mắn, vì với bệnh lý này thường tử vong trong bụng mẹ trong quá trình chuyển dạ.




Theo Người Lao Động






Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1cUOr4G

Hai cha con cùng xâm hại cháu bé 6 tuổi


Vụ án đã làm chấn động miền quê nghèo và cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh hãy biết chăm sóc, trông coi con cái mình, tránh để sự việc đáng tiếc xảy ra, oán trách thì cũng đã quá muộn.


Bé gái 6 tuổi bị xâm hại


Gia cảnh khó khăn, anh Đào Văn Q. (1986) và chị Nguyễn Thị M. (1988), trú H. Đô Lương, Nghệ An) phải khăn gói vào miền Nam làm thuê, để lại con gái bé nhỏ Đào Thị L. (2008) cho ông bà nội trông nom.


Một ngày giáp Tết Giáp Ngọ, khi bà Nguyễn Thị Quảng (1964, bà nội) đưa bé L. đi tắm thì phát hiện những dấu vết lạ nơi vùng kín. Thoáng chút giật mình, bà gặng hỏi nhưng cháu L. cứ kêu đau chứ nhất quyết không chịu kể.


Nghi ngờ có chuyện khuất tất, bà Quảng vừa nhẹ nhàng dỗ dành, vỗ về cháu để hỏi nguồn cơn thì điếng người khi nghe L. vô tư kể: “Ông Thành ôm, hôn và đè lên người”. Biết cháu gái bị xâm hại, bà Quảng liền thông báo với chồng và bố mẹ cháu L.


Hai cha con cùng xâm hại cháu bé 6 tuổi 1

Bà Quảng, ông Tuấn kể lại sự việc với P.V.



Ông Đào Văn Tuấn (1960, ông nội cháu L.) chua chát nói: “Hôm xảy ra sự việc, nghe bà nhà tôi nói mà tôi không dám tin. Khi đó tôi còn la bà ấy là nói bậy, chứ làm gì có chuyện đồi bại như vậy. Nhưng sau nghĩ đi nghĩ lại, tôi cũng đánh liều sang nhà ông Thành nói chuyện thì ông ta ấp a ấp úng rồi chối bay chối biến “không bao giờ làm chuyện thất đức đó”. Mãi đến khi gia đình tôi làm đơn trình báo cơ quan CA, ông Thành bị triệu tập lên làm việc và đã thừa nhận toàn bộ sự việc.


Hai cha con cùng xâm hại cháu bé 6 tuổi 2

Căn nhà của Hồ Đình Thành - nơi sự việc đau lòng liên tục xảy ra.



Cũng theo ông Tuấn thì ông Thành trình bày: lần đầu tiên giở trò đồi bại với cháu L. là do say rượu. Những lần sau đó, nhân lúc nhà vắng người, khi thì quả táo, khi thì mấy chiếc kẹo ông Thành đã rủ cháu L. vào nhà rồi đóng chặt cửa và giở trò.


Chưa hết bức xúc với hành vi thú tính của ông Thành, gia đình cháu L. càng bị sốc khi cùng thời điểm này, Hồ Đình Ngọc (2000, con út của ông Thành) cũng thừa nhận việc mình đã nhiều lần có hành vi xâm hại cháu L.


Tiếp câu chuyện, bà Quảng nghẹn ngào: “Thật là chuyện tày đình, không ngờ cháu tôi lại gặp chuyện như vậy. Bố mẹ nó đi làm ăn tận trong miền Nam nên từ lúc cháu được 18 tháng tuổi đã về ở với ông bà. Hằng ngày tôi để ý cháu rất kỹ, chưa lúc nào để cháu ngủ lại nhà người khác. Nhà tôi ở gần nhà ông Thành nên cháu nó hay sang bên đó chơi cùng đám trẻ con, ai ngờ cha con ông ấy lại ác độc, đang tâm hại đời cháu tôi như vậy”.


Khi sự việc bị bại lộ, làng trên xóm dưới ai cũng bức xúc trước hành vi thú tính của bố con ông Hồ Đình Thành. Thành vốn là một thợ hồ, nhưng do bê trễ công việc, lại hay rượu chè nên bị vợ bỏ cách đây 4 năm. Một mình vò võ nuôi 3 con, đáng ra ông Thành phải thấm thía cái cơ cực để nỗ lực vươn lên, nuôi dạy con khôn lớn, đằng này lại càng thêm lạc bước vào sai lầm.


Khởi tố, bắt tạm giam kẻ đồi bại


Được biết, trong cuộc sống hằng ngày, do có tính lăng nhăng nên đã rất nhiều lần ông Thành bị hàng xóm dọa đánh vì có hành vi sàm sỡ con gái của họ.


Bà Nguyễn Thị Thu (1949, hàng xóm) bức xúc nói: “Chúng tôi thực sự rất lo lắng, người lớn rồi mà chẳng nghĩ gì cho con trẻ. Chỉ tội cháu L. còn bé mà phải chịu cú sốc lớn như vậy”.


Ôm đứa cháu nhỏ vào lòng, bà Quảng thổ lộ: “Mỗi lần nhìn cháu là vợ chồng tôi không cầm được nước mắt, thương cháu bao nhiêu thì giận kẻ hàng xóm bệnh hoạn bấy nhiêu. Tình làng, nghĩa xóm với nhau bao nhiêu năm mà ông ấy nỡ làm như vậy. Giờ đây, trong mỗi giấc ngủ, thỉnh thoảng bé L. vẫn giật mình hốt hoảng”.


Chị Minh (mẹ cháu L.) cũng nghẹn ngào: “Họ ác quá, sao họ lại làm vậy với con tôi, cháu 5 -6 tuổi, nó đã biết gì đâu. Vợ chồng tôi cũng vì đồng tiền, bát gạo mà phải xa con đi làm ăn, ngày cuối năm trở về nghe tin thật sự rất đau lòng. Nếu không sớm phát hiện thì không biết con tôi còn bị làm hại đến bao giờ nữa. Giờ chúng tôi chỉ mong pháp luật trừng trị thật nghiêm những kẻ ác thú”.


Ngày 22-2, Thượng tá Trịnh Thanh Long - Phó trưởng CAH Đô Lương cho biết, sau khi tiếp nhận đơn của gia đình bị hại, CQĐT đã vào cuộc ngay, tiến hành triệu tập Hồ Đình Thành để lấy lời khai.


Tại cơ quan CA, qua đấu tranh, ông Thành đã thừa nhận toàn bộ sự việc.


Ngày 28-1, sau khi có kết quả giám định y khoa đối với bị hại, cộng với lời khai của đối tượng, cơ quan CSĐT CAH Đô Lương đã khởi tố bị can, tiến hành lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Đình Thành về hành vi hiếp


Theo Công An Nhân Dân





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1hBO52F

Mổ tách rời 2 bé trai dính nhau


Thạc sĩ - bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp và là người chỉ huy ca phẫu thuật này cho biết, mọi việc đã sẵn sàng. Ca mổ gồm 12 bác sĩ của bệnh viện và dự kiến kéo dài trong 6 tiếng.











dinh-nhau-2265-1393462646.jpg

Hai bé sẽ được các bác sĩ tách phần ngực và đưa tim về đúng vị trí. Ảnh: B.S.B



"Tuy hai cháu không dính nội tạng, song ca mổ sẽ gặp khó ở chỗ phần xương ức cả hai dính nhau tạo nên một lỗ lớn khiến một phần tim của bé này chui qua ngực bé kia", bác sĩ Hiếu cho biết.


Cũng theo bác sĩ Hiếu, hiện sức khỏe của hai bệnh nhi đảm bảo để trải qua cuộc phẫu thuật. Song song với mổ tách rời, một bé không có hậu môn cũng sẽ được tạo hình bộ phận này.


Theo nhận định của êkíp mổ, việc phẫu thuật không quá khó, tuy nhiên sau mổ các bác sĩ vẫn phải theo dõi chặt chẽ vì cả hai đều mắc bệnh tim bẩm sinh và các bệnh lý đường tiết niệu. Hơn nữa lỗ thủng nơi xương ức dính nhau khó có thể khép kín ngay sau mổ nên vẫn phải đề phòng trường hợp nhiễm trùng.


Chào đời ngày 23/2 tại An Giang, sau khi sinh, hai bé được các bác sĩ chuyển về TP HCM để tìm hướng điều trị. Mẹ bé cho biết khi mang thai chị có siêu âm nhưng chỉ biết song thai chứ không biết các con dính nhau.


Trước đó, ngày 26/11/2013, anh em song sinh Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng bị dính nhau phức tạp cũng được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, Viện Tim và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM mổ tách nhau. Tuy nhiên, gần 3 tháng sau, ngày 23/2, do rối loạn nhịp tim và suy hô hấp, bé Phi Phụng không thích nghi với cuộc sống độc lập nên đã tử vong.


Theo Vnexpress





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/OFzN94

Chặn đường, đánh trọng thương thầy giáo


Thầy Hải phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai trong tình trạng đa chấn thương vùng đầu và mặt.


Chiều ngày 24-2-2014, trên đường đi dạy về. Thầy giáo Hoàng Thanh Hải (SN 1987) công tác tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai bị 2 thanh niên chặn đường, cầm gậy và dao lao vào tấn công tới tấp.


Thầy Hải phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai trong tình trạng đa chấn thương vùng đầu và mặt.


Được biết, nguyên nhân của sự việc là do trong quá trình dạy học, thầy Hải có nhắc nhở một học sinh lớp 11 vì làm bài kiểm tra không nghiêm túc, học sinh này tỏ thái độ bực tức vì bị ghi tên vào sổ đầu bài đã đấm vào bàn, đạp cửa trước mặt giáo viên. Ít ngày sau học sinh này kêu người chặn đường đánh thầy.


Vụ việc này đang được Công an huyện Đak Đoa tiếp tục điều tra làm rõ.


Theo Báo Gia Lai



Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1caQvHH

Tổ tuần tra nổ súng “hạ” kẻ định bắn CSCĐ



Thấy CSCĐ đi phía sau, hai kẻ lưu manh bỏ chạy vào khu tập thể Thành Công rút súng, lên đạn định bắn. Dù CSCĐ đã nổ 2 phát súng AK chỉ thiên, song đối tượng vẫn ngoan cố đe dọa, buộc cảnh sát phải nổ súng.


Sự việc xảy ra khoảng lúc 23h15 hôm qua (26-2), gần trường tiểu học Thành Công B (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Vào thời điểm trên, tổ công tác gồm 4 đồng chí: Thượng úy Trần Quang Huy - Tổ trưởng, Thượng sỹ Nguyễn Huy Luân, Trung sỹ Phùng Tuấn Điệp và Binh nhất Nguyễn Trí Hưng, thuộc C11 - Trung đoàn CSCĐ CATP Hà Nội, tuần tra kiểm soát trên đường Láng Hạ, phát hiện 2 đối tượng nam điều khiển xe máy hiệu Honda Lead không biển kiểm soát.



Đối tượng Nguyễn Đình Cường đang được điều trị tại bệnh viện



Thấy CSCĐ áp sát phía sau, đối tượng cầm lái kéo ga bỏ chạy vào ngõ 12 Láng Hạ. Đến trước cổng trường tiểu học Thành Công B, 2 thanh niên đã bị CSCĐ đuổi kịp, dừng xe, yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Kiểm tra người đối tượng ngồi phía sau, tổ tuần tra phát hiện có 2 bộ vam phá khóa, 1 xà cầy. Thấy “không ổn”, đối tượng này vùng chạy và rút trong người ra 1 khẩu súng ngắn, đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ.


Quyết liệt tổ chức truy đuổi đối tượng này, tổ công tác đã nổ 2 phát súng AK chỉ thiên để trấn áp, song hắn vẫn ngoan cố chĩa súng vào cảnh sát, lên đạn định bắn.



Khẩu súng đối tượng này mang theo người, định bắn cảnh sát



Trước tình huống khẩn cấp trên, lực lượng CSCĐ buộc phải nổ súng, "hạ" đối tượng bằng 1 viên đạn vào đùi để khống chế, thu hồi vũ khí. Đối tượng sau đó được lực lượng công an đưa vào bệnh viện điều trị vết thương. Kẻ cầm lái nhân lúc lộn xộn đã bỏ trốn.


Qua điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định đối tượng định bắn cảnh sát tên là Nguyễn Đình Cường (SN 1982), trú tại tổ 16 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Cường đã có 2 tiền án, 1 tiền sự. Sáng 27-2, Cường vẫn đang được điều trị vết thương trong bệnh viện, dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát.

Hiện cơ quan CSĐT CAQ Ba Đình đã tạm giữ Cường để điều tra, làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ và tàng trữ vũ khí. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, mở rộng.


Theo ANTĐ





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://ift.tt/1o7UiFq