Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Lễ tang đồng chí Phạm Quý Ngọ được tổ chức thế nào?


Điều mà không ít người quan tâm lúc này là lễ tang đồng chí Phạm Quý Ngọ sẽ được tổ chức thế nào?


Theo Nghị định về tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức, có 4 hình thức tang lễ gồm: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao; Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.


Lễ tang đồng chí Phạm Quý Ngọ được tổ chức thế nào? - Ảnh 1


Lễ tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ được tổ chức thế nào.


Theo điều 34 của Nghị định 105 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/12/2012 thì cán bộ đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý sẽ được tổ chức theo Lễ tang cấp cao.


Cũng theo Nghị định, Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.


Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.


Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu từ trần ở địa phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.


Lễ tang Cấp nhà nước được áp dụng cho cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8.1945.


Lễ tang cấp cao được áp dụng đối với cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ Đảng quản lý, cán bộ hoạt động cách mạng trước 01.01.1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954-1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhất trở lên, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu.


Như vậy, căn cứ theo Nghị định 105/2012, đám tang ông Phạm Quý Ngọ không được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước.


Trường hợp của ông Ngọ thuộc điều 34 của Nghị định này: “Cán bộ đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý…”, là Lễ tang Cấp cao.


PV





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://ift.tt/1ePZXup

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét