Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

'Sách có 'đường lưỡi bò' không phải lỗi quá trầm trọng'


Báo chí có đăng bài nói về "đường lưỡi bò" trong phần mềm địa lý của sách giáo khoa (SGK) Tin học lớp 7, chuyện này có liên quan trực tiếp đến tôi nên tôi phải viết ngay để giải thích cho mọi người rõ, nếu không nhiều người sẽ hiểu nhầm, hiểu sai thì không hay.


"Đường lưỡi bò" trên phần mềm Tác giả cuốn sách tin học có "đường lưỡi bò" nói gì? - Ảnh chụp màn hình

Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết SGK Tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung Tin học có một chủ đề là "Sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác". Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen.


Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của Việt Nam hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về Toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen. Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản DEMO, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.


Cuốn sách tin học có


Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản DEMO có một số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng "đường lưỡi bò" chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó.


Thực tế việc đưa phần mềm này vào để các cháu HS biết được cách xem, zoom, dịch chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ. Thực chất đó không phải là 1 bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.


Mãi đến năm 2012 một số GV đã phát hiện ra điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình rồi. Tuy nhiên SGK cũ vấn còn.


Vì vậy theo tôi việc này không phải là 1 lỗi quá trầm trọng như bài báo viết. Mọi người cùng nên hiểu và giải thích điều này cho những ai còn thắc mắc.


Đúng là rất tiếc Việt Nam chúng ta không có các phần mềm học địa lý nghiêm chỉnh. Nếu ngay bây giờ dùng các bản đồ của Google thì cũng khó tránh được những "lỗi" như thế này. Vấn đề là các giáo viên phải chủ động khi hướng dẫn sử dụng phần mềm, Internet khi cho học sinh tham khảo. Thậm chí cho học sinh hiểu rõ được thực chất về đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng là một điều nên làm, không cần giấu học sinh làm gì.


Theo Vietq





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/sach-co-duong-luoi-bo-khong-phai-loi-qua-tram-trong-a119503.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét