Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?


Một mâu thuẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là phía gia đình liệt sĩ thì khẳng định đó là phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Kiên, còn phía Viện Pháp y Quân đội cùng với VTV thì khẳng định đó là mành sành vụn và răng lợn sau khi có kết quả giám định ADN.


Nhưng hãy khoan bàn về sự chính xác của cái gọi là "hài cốt" liệt sĩ đó. Việc đáng nói ở đây là sự hiểu biết "có hạn" của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong việc phát ngôn về hàm của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.


Tại cuộc Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, liên hiệp UIA – báo Khoa học & Đời sống tổ chức sáng 6/11, bà Phan Thị Bích Hằng có đoạn nói: "Tháng 3/2008, tôi được đặt vấn đề là đi tìm thủ cấp của Trung tướng. Trước đây tôi thường đi tìm hài cốt nguyên vẹn. Bây giờ, là tìm hài cốt của tướng Kiên với một phần thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Tôi rất xúc động trước câu chuyện của những người đồng đội của Trung tướng"!



Phan Thị Bích Hằng phong cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng


Nhưng được biết, ngày 18/12/2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.


Thư có đoạn: “(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng Phố. Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào Thường vụ TW Đảng. Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu “Con đường giải phóng” để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở Nậm Quang. Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm 1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên (…) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí.



Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ chữ "Nhẫn" của Tướng Giáp.


Như vậy là liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ được biết là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn cấp bậc cụ thể như thế nào thì Bác không ghi rõ. Vậy việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng có phải là bà đã tự phong hàm cho tướng Kiên?


Cũng trong buổi hội thảo, bà Hằng còn nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài thơ chữ Nhẫn: "5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay hoan nghênh. Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để vẹn toàn…

Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi".


Nhưng được biết, bài thơ mà người ta vẫn lưu truyền có đoạn như thế này:


Có khi nhẫn để yêu thương


Có khi nhẫn để liệu đường lo toan


Có khi nhẫn để vẹn toàn


Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.


Theo nhà báo Đào Tuấn, báo Lao động thì cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm.


Thiết nghĩ, Đại tướng là người đại Trí, đại Dũng nên chắc hẳn Đại tướng không bao giờ tôn sùng chữ "Nhẫn". Về việc này, người từng giúp việc cho Đại tướng là Đại tá Nguyễn Huyên cũng khẳng định Đại tướng không có bài thơ Nhẫn nào.


Thoa Nguyễn





Xã hội người đưa tin

via www.nguoiduatin.vn

http://www.nguoiduatin.vn/phan-thi-bich-hang-bia-dat-bai-tho-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-a113305.html

1 nhận xét:

  1. Kẻ viết bài này chắc chắn là một kẻ tâm địa xấu xa hẹp hòi và không loại trừ chính là một trong số những kẻ viết thuê cho những thế lực mờ ám nào đó đã âm mưu đánh tráo di cốt vị tướng đầu tiên của quân đội ta vì một mục đích đen tối nào đó. Với cái cách viết bới lông tìm vết rất nhảm nhí thâm hiểm nên cây bút mờ ám này đã sử dụng tối đa phương pháp suy diễn :
    Gỉa sử bà Hằng có gọi Tướng P.C.K là "trung tướng"- điều đó có đúng hay không , hay là bị ai đó "nhét chữ vào mồm"thì chưa thể xác minh - Thì cũng có thể là nói nhầm như chúng ta hàng ngàn lần nói nhầm trong đời.Thậm chí vài vị đứng đầu Đảng & nhà nước ta cũng từng nói nhầm ngay trong khi TH Trực tiếp cho cả nước nghe cũng là bình thường mà có thấy ai chẻ hoe móc máy rất thâm độc kiểu này ?! Hoặc nữa , chúng ta đâu có thể biết ở thế giới chưa biết những điều gì đã xảy ra với những danh xưng một khi linh hồn tồn tại? v..v...
    Nói chung đây là những vấn đề rất nhỏ mà những ai tử tế sẽ không cho là ghê gớm để móc máy.
    Còn bài thơ chữ nhẫn :Trên thực tế bà Hằng không hề nói rằng tác giả là Đại Tướng.Chỉ có điều bất cứ ai là người VN kính yêu Đại Tướng , và là người biết ...chữ , thì đều có cảm tưởng bài thơ đó và Đai Tướng đã hòa vào nhau, gắn chặt với nhau .Chỉ có tác giả bài viết này hình như cũng... biết chữ(!) nhưng tâm địa không sáng nên cố tình không hiểu.
    Là một cây bút tử tế tại sao tác giả không tập trung phân tích làm rõ tình tiết MẤU CHỐT CỰC KỲ QUAN TRỌNG có tác dụng làm thay đổi toàn bộ SỰ THẬT và BẢN CHẤT sự kiện là :
    Có hay không sự đánh tráo -thủ tiêu mẫu vật di cốt tướng Phùng Chí Kiên ?
    Tại sao những người tham gia , bàn giao, xét nghiệm di cốt toàn là sỹ quan cao cấp .Nhiều người có học hàm học vị cao đều là những người hiểu rất rõ nguyên tắc và pháp luật lại CỐ TÌNH VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG những nguyên tắc , quy định nghiêm ngặt công tác bàn giao mẫu vật . Ai có thể cam đoan rằng khi nguyên tắc bị vi phạm thì khả năng cố tình tiêu hủy đánh tráo là không thể xảy ra ?
    Khoa học và chính trị không thể chỉ dựa vào niềm tin cá nhân đối với những người thực hiện. Nó phải được kiểm soát bằng nguyên tắc .
    Vấn đề lớn , quan trọng , thậm chí nghiêm trọng này tại sao không được tác giả phân tích đề cập sâu?Chính điều bất thường này đã tố ra bộ mặt thật tối đen của người cầm bút !

    Trả lờiXóa