Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Ai được đề xuất 'chết êm ái'?


GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề này giải thích thêm về đối tượng có thể được "chết êm ái". Ông Cử cho biết: “Cái chết êm ái” đã từng được một số đại biểu Quốc hội đề xuất từ năm 2005, và đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận. Nhiều người cho rằng điều này trái với đạo lý của người Việt. Truyền thống của dân tộc ta là yêu thương đùm bọc, uống nước nhớ nguồn, rất khó để quyết định cho người thân hay chính bản thân mình sống hay chết.


- Vậy vì sao ông đề xuất nên cho thực hiện “cái chết êm ái”?


- Chúng ta phải thừa nhận thực tế, có nhiều trường hợp người dân mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay, sống trong đau đớn về thể xác, dằn vặt về tinh thần hoặc đã sống thực vật, không còn nhận biết được thế giới. Không chỉ người bệnh khổ ải mà cả gia đình họ cũng gần như mất cuộc sống, mất tương lai khi dồn thời gian, công sức, tiền của trong nhà để chạy chữa cho người bệnh. Vì thế, “cái chết êm ái” trong trường hợp này, với bệnh nhân là một lựa chọn nhân văn hơn.


GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề “cái chết êm ái”.












- Theo ông, quy định này sẽ áp dụng cho đối tượng nào?


- Các đối tượng quy định được quyền có “cái chết êm ái” cần phải nghiên cứu hết sức thận trọng. Hiện nay, để đỡ tranh cãi, chúng tôi mới chỉ đề xuất áp dụng cho những bệnh nhân sống thực vật, không còn khả năng nhận thức, trong khi gia đình đã kiệt quệ về tiền bạc, sức lực, mong muốn được “an tử” cho người thân của họ.


- Liệu ông có lường trước việc, người bệnh vừa rơi vào tình trạng đó, vẫn còn khả năng hồi phục, nhưng người thân đã vội vàng đòi “an tử” gây ra những cái chết oan ức không?


- Đương nhiên để đưa ra quyết định cho phép một ai đó “chết êm ái” thì cần có những quy định chặt chẽ, cần có sự tư vấn, kiểm tra, kết luận của một hội đồng khoa học, bao gồm nhiều thành viên như bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tâm thần, luật sư, chính quyền… Hội đồng này sẽ chứng thực các điều kiện “được chết” theo đúng quy định. Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể “nuôi” một người không còn nhận thức.


Hiện chúng tôi mới xới xáo vấn đề thôi, còn xây dựng cụ thể như thế nào, các nghị định hướng dẫn thực thi ra sao thì còn là câu chuyện rất dài.





Tin tức xã hội online

via Tin tức Online - Xã hội - RSS Feed

http://tintuconline.com.vn/vn/cafesang/20131019142552702/ai-duoc-de-xuat-chet-em-ai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét